Học viện Tài chính: Ngoài đào tạo căn bản phải đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo
Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Cơ, Giám đốc Học viện cho biết trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, với những tên gọi khác nhau, Học viện Tài chính đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần đào tạo nguồn nhân lực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán của đất nước.
Với việc thường xuyên đổi mới nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức quản lý nên mặc dù quy mô đào tạo được nâng lên, song chất lượng đào tạo luôn được bảo đảm và ngày một hoàn thiện, nhờ đó, Học viện đã trở thành địa chỉ tin cậy, được nhiều thanh niên ưu tú chọn làm nơi tu nghiệp. Số sinh viên, học viên của Học viện tốt nghiệp ra trường luôn được nhà tuyển dụng đón nhận và đánh giá cao.
Theo khảo sát năm 2017, tỉ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp một năm là 97,72% (đứng đầu trong tốp 5 trường hàng đầu ở Việt Nam), với mức thu nhập từ 9-12 triệu đồng/tháng. Rất nhiều người trong số đó đã trưởng thành, hiện giữ những cương vị và trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước.
Là cựu sinh viên, nguyên giảng viên và lãnh đạo Học viện, có tới 27 năm gắn bó với nhà trường, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đóng góp nhiều ý kiến để tiếp tục nâng tầm vị thế của Học viện Tài chính trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng cho rằng Học viện cần xác định được sứ mệnh, tầm nhìn, vị trí của mình trong hệ thống giáo dục đại học cũng như trong ngành tài chính, kế toán; định vị được vị trí để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp.
Chỉ ra điểm mạnh là sinh viên ra trường sẵn sàng đương đầu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thích ứng nhanh với mọi hoàn cảnh, Phó Thủ tướng cũng ghi nhận việc đào tạo nền tảng căn bản của Học viện rất tốt, nhất là một số ngành như tài chính công, kế toán, thuế. Từ đó, đa số sinh viên ra trường làm việc chắc chắn, có tư duy chặt chẽ, hoạt động ở mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi địa bàn, cung cấp cho đất nước nhiều cán bộ chủ chốt trên các lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành.
Tại tọa đàm, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng nhấn mạnh Học viện Tài chính có “2 thương hiệu” không trường nào sánh được là ngành tài chính và kế toán, tạo dựng cho sinh viên nền tảng rất vững chắc. Trong lĩnh vực tài chính, Học viện đã đi sâu vào lĩnh vực thuế, tài chính công, tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính gồm ngân hàng, bảo hiểm, kế toán.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị bên cạnh đào tạo chuyên ngành, Học viện cần đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực khác như kế toán công nghiệp, nông nghiệp, đồng thời chú trọng đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên.
“Đã là cử nhân tài chính, cần chú trọng đến ngoại ngữ. Khi sinh viên ra trường muốn được cấp bằng phải đi kèm với trình độ tiếng Anh và tin học, bảo đảm cho việc cập nhật kịp thời các kiến thức khoa học của quốc tế, góp phần đẩy nhanh tiến độ hội nhập, cập nhật các tiêu chuẩn tài chính, kế toán của thế giới”, ông Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chỉ ra một số điểm yếu trong công tác đào tạo của Học viện, nhất là còn quá chú trọng đào tạo căn bản dẫn đến hạn chế sự sáng tạo.
Phó Thủ tướng nêu 5 giải pháp, trong đó lưu ý Học viện cần đổi mới để bảo đảm chất lượng đào tạo thực chất, đáp ứng nhu cầu xã hội, yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Triển khai mạnh mẽ các giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có tâm, có tầm, thu hút được nguồn cán bộ trẻ có năng lực, chủ động thu hút giảng viên, báo cáo viên xuất sắc.
Phó Thủ tướng cho rằng: “Muốn đẩy mạnh việc đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, Học viện cần có mạng lưới sáng kiến, cần hình thành một nhóm chủ chốt để làm công tác nghiên cứu. Từ đó, hằng tháng, hằng năm, hằng kỳ xuất bản tài liệu nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, cập nhật thường xuyên, qua đó thu hút đội ngũ cộng tác viên cả trong nước và thế giới, những người đương chức cũng như nghỉ hưu thành một nhóm nghiên cứu đặt ở một khoa; đề nghị Học viện có mạng lưới cựu giáo chức và có một đồng chí làm Chủ tịch mạng lưới này, đồng thời phát triển hơn nữa mạng lưới cựu sinh viên nhằm kéo thực tiễn vào đời sống và nghiên cứu khoa học”./.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Tuyên Quang, Bình Dương  (11/11/2018)
Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp  (11/11/2018)
Kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến thứ nhất  (11/11/2018)
Đẩy mạnh hợp tác, xây dựng ASEAN tự cường và sáng tạo  (11/11/2018)
Liên hợp quốc: Biểu tượng của tinh thần đoàn kết toàn cầu  (11/11/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên