Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 17
Sáng 11-10 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ Tuần lễ Pháp ngữ, Hội nghị cấp cao lần thứ 17 của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đã khai mạc tại thủ đô Yerevan của nước Cộng hòa Armenia.
Tham dự hội nghị có gần 3.500 đại biểu đến từ 84 nước và vùng lãnh thổ là thành viên và quan sát viên của tổ chức này, trong đó có lãnh đạo cao cấp của 38 nước.
Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu, tham dự phiên toàn thể và nhiều phiên họp song phương bên lề hội nghị.
Gần 500 nhà báo Armenia và nước ngoài đã đăng ký đưa tin tại Hội nghị.
Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 17 diễn ra với chủ đề “Cùng chung sống trong đoàn kết, cùng chia sẻ các giá trị nhân văn và tôn trọng đa dạng: Cội nguồn của hòa bình và thịnh vượng trong không gian Pháp ngữ”.
Hội nghị năm nay diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong không gian Pháp ngữ có nhiều diễn biến phức tạp. Tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm. Hòa bình, hợp tác vẫn là xu thế chủ đạo nhưng các yếu tố bất ổn, nguy cơ xung đột cục bộ ngày càng nhiều. Các điểm nóng trên thế giới, nhất là tại Trung Đông, châu Phi, Biển Đông vẫn diễn biến phức tạp.
Các thách thức toàn cầu như nguy cơ khủng bố, dịch bệnh, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, di cư quốc tế... tác động tiêu cực đến hòa bình và phát triển ở nhiều nước, trong đó có nhiều nước Pháp ngữ.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị cấp cao lần thứ 17 có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để các nước thành viên trao đổi, thống nhất các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác, phối hợp hành động để chung tay ứng phó với các thách thức nêu trên, trước hết trong không gian Pháp ngữ.
Đoàn Việt Nam do phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu, khẳng định sự cam kết và gắn bó của Việt Nam đối với Pháp ngữ và cam kết nói chung với chủ nghĩa đa phương, thể hiện sự triển khai tích cực và chủ động các định hướng về ngoại giao đa phương của Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam là nước Pháp ngữ chủ chốt tại châu Á - Thái Bình Dương.
Trong lịch sử tham gia tổ chức, Việt Nam đã luôn chủ động tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động Cộng đồng Pháp ngữ; đóng góp thực chất vào những vấn đề hợp tác trong Cộng đồng Pháp ngữ.
Các cuộc gặp song phương tại Hội nghị cấp cao lần thứ 17 cũng là diễn đàn được Việt Nam hết sức chú trọng để thúc đẩy các sáng kiến và quan điểm của mình về các vấn đề quốc tế trong không gian Pháp ngữ, đặc biệt là vận động sự ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Sau phiên khai mạc trọng thể, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh, cùng Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Dương Chí Dũng đã tham dự Phiên họp kín về tình hình thế giới.
Cùng ngày, lãnh đạo các nước và đoàn đại biểu đánh giá kết quả các công việc đã làm, chứng kiến lễ chuyển giao chức Chủ tịch luân phiên từ nước chủ nhà Hội nghị cấp cao lần thứ 17 từ Madagascar cho Armenia.
Theo kế hoạch, trong hai ngày làm việc, hội nghị sẽ xem xét thông qua Tuyên bố Yerevan, Lời kêu gọi về cùng chung sống của Pháp ngữ, một số nghị quyết, trong đó có nghị quyết về tình hình an ninh, chính trị trong không gian Pháp ngữ, Chiến lược Pháp ngữ về bình đẳng nam - nữ và Chương trình hợp tác Pháp ngữ giai đoạn 2019 - 2022, xem xét đề nghị xin gia nhập của Ireland, Gambia, Malta, bang Lousiana của Mỹ, bầu Tổng thư ký mới của OIF.
Dự kiến trong ngày họp 12-10, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh sẽ có bài phát biểu tại phiên họp sau khi thảo luận về báo cáo của Tổng thư ký về các chủ đề của hội nghị.
Cộng đồng Pháp ngữ hiện có 84 nhà nước và chính phủ thành viên với hơn 900 triệu dân trên cả năm châu lục.
Kể từ Hội nghị cấp cao lần thứ 7 được tổ chức tại Hà Nội với việc thông qua Hiến chương Pháp ngữ, bầu ra Tổng Thư ký đầu tiên của Cộng đồng và đề cao hợp tác kinh tế, Pháp ngữ ngày càng khẳng định tiếng nói và vai trò của mình trên trường quốc tế, hoạt động tích cực trên nhiều lĩnh vực như hòa bình, an ninh, đa dạng văn hoá, ngôn ngữ, thúc đẩy đoàn kết, hợp tác kinh tế và phát triển bền vững./.
Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển, an ninh - quốc phòng trong tình hình mới  (11/10/2018)
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước năm 1973 - năm bản lề của Đại thắng Mùa Xuân năm 1975  (11/10/2018)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc và giá trị đối với phong trào thi đua yêu nước hiện nay  (11/10/2018)
Bảo đảm công bằng, bình đẳng góp phần giữ vững ổn định chính trị ở nước ta  (11/10/2018)
Quan hệ Việt Nam - Anh: đối tác chiến lược vì sự phát triển  (11/10/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển