Phó Chủ tịch nước: Việt Nam chú trọng thể chế hóa bình đẳng giới
Phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ hai đang diễn ra tại thành phố Saint Petersburg (Nga), Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết Việt Nam ngày càng chú trọng thể chế hóa việc thực hiện bình đẳng giới.
Tại phiên họp, Phó Chủ tịch nước đánh giá cao những đóng góp của Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu trong việc kết nối phụ nữ từ các quốc gia, các nền văn hóa Á, Âu khác nhau, nỗ lực thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng xây dựng một thế giới hoà bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển bền vững.
Phó Chủ tịch nước hoan nghênh chủ đề của Diễn đàn lần này, qua đó khẳng định vai trò của Diễn đàn cũng như mỗi quốc gia trong việc tham gia tích cực triển khai các cam kết toàn cầu, trong đó có Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc tháng 9-2015.
Phó Chủ tịch nước nhận định những thay đổi sâu sắc trong tình hình thế giới, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế đổi mới và hội nhập quốc tế đem lại cho phụ nữ nhiều cơ hội mới cần kịp thời nắm bắt, đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ trong việc đưa ra những quyết sách và việc tăng quyền cho phụ nữ; mặt khác sự phát triển không đồng đều, nguy cơ xung đột, khủng bố, thiên tai, biến đổi khí hậu, cạnh tranh khốc liệt, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng… cũng đặt phụ nữ trước những thách thức không nhỏ, tác động đến việc bảo đảm bình đẳng giới và phát triển bền vững, đòi hỏi cộng đồng quốc tế, trong đó có Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu phải chung tay tìm các giải pháp đối phó với những thách thức trên.
Cũng trong bài phát biểu của mình, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đặc biệt nhấn mạnh Việt Nam đang ngày càng chú trọng thể chế hóa việc thực hiện bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; đặt ra các mục tiêu cụ thể trong lĩnh vực này, trong đó có tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, giảm khoảng cách giới trong các lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, bảo đảm bình đẳng giới trong các lĩnh vực và trong đời sống gia đình… Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực như tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đều đạt 26% - 27%, tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế đạt 85%, phụ nữ được đào tạo nghề đạt trên 55%... Phụ nữ Việt Nam ngày càng chủ động, tích cực tham gia khởi nghiệp và hội nhập quốc tế.
Phó Chủ tịch nước kêu gọi phụ nữ đi đầu thúc đẩy liên kết kinh tế và hợp tác quốc tế, nỗ lực học tập, trang bị kiến thức để không bị tụt hậu; mỗi quốc gia phải coi trọng việc bảo đảm bình đẳng giới và tăng cơ hội cho phụ nữ là một trong những nhiệm vụ ưu tiên, chính phủ và doanh nghiệp phối hợp tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận nguồn lực sản xuất, kinh doanh và tham gia thị trường lao động. Phó Chủ tịch nước cũng bày tỏ mong muốn phụ nữ trên toàn thế giới mở rộng hợp tác quốc tế để có thể đóng góp tích cực hơn vào việc thúc đẩy chương trình nghị sự nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Bên lề Diễn đàn, Phó Chủ tịch nước đã gặp Thống đốc Saint Petersburg G. Poltavchenko. Phó Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng được đến thăm thành phố Saint Petersburg nhân dịp tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ hai; hài lòng trước sự hợp tác năng động và hiệu quả giữa Việt Nam và Liên bang Nga trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt đánh giá cao việc chính quyền thành phố Saint Petersburg đã tổ chức Kỷ niệm 95 năm Bác Hồ đặt chân đến Nga, cũng như triển khai tích cực hợp tác giữa Saint Petersburg và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Poltavchenko bày tỏ vui mừng được đón tiếp đoàn đại biểu Việt Nam tại Saint Petersburg, khẳng định mong muốn tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển toàn diện của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.
Ông cho biết thành phố đang phối hợp với phía Việt Nam triển khai xây dựng bảo tàng về chiến tranh Việt Nam và Trung tâm văn hóa - thương mại Việt Nam tại Saint Petersburg, bày tỏ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của Saint Petersburg trong các lĩnh vực quản lý thành phố, công nghệ thông tin, y tế, đóng tàu, chế tạo máy, môi trường, phát triển hợp tác du lịch với Việt Nam.
Ngày 21-9, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và đoàn đại biểu Việt Nam tiếp tục tham dự các hoạt động tại Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ hai.
Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu được tổ chức 3 năm/lần, lần đầu tiên vào tháng 9-2015 tại Saint Petersburg, theo sáng kiến của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện Nga) V. Matvienko. Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ hai với chủ đề “Phụ nữ vì an ninh toàn cầu và phát triển bền vững”, thu hút sự tham gia của gần 2.000 đại biểu đại diện cho 117 nước từ 5 châu lục, đại diện của 27 tổ chức quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc, Tổ chức Phát triển nông nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới (WB). Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã đến dự và phát biểu chào mừng diễn đàn./.
Công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán  (21/09/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn SAP (CHLB Đức)  (21/09/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần  (21/09/2018)
Tỉ lệ tai biến sau tiêm chủng của Việt Nam như thế nào so với tiêu chuẩn thế giới?  (20/09/2018)
Thủ tướng chủ trì Phiên họp đầu Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử  (20/09/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển