Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế tích cực thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững
Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Misrolav Lajcak đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tích cực hơn nữa để hoàn thành các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) do Liên hợp quốc đề ra tới năm 2030.
Phát biểu ngày 16-7, khai mạc cuộc họp cấp bộ trưởng Diễn đàn Chính trị cấp cao về phát triển bền vững, Chủ tịch M. Lajcak khẳng định, “thời gian không còn nhiều”. Ông nhận định dù thế giới ngày nay đã tốt đẹp hơn khi tình trạng nghèo đói, lạm dụng lao động trẻ em đã được hạn chế và dịch vụ chăm sóc y tế và điện lưới cũng được cải thiện, nhưng còn rất nhiều những thách thức khác vẫn chưa được giải quyết.
Những thành tựu đạt được mới chỉ mang tính cải thiện mà chưa toàn diện, nhiều khu vực trên thế giới vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của nạn đói và tình trạng thiếu điều kiện chăm sóc y tế cơ bản. Chủ tịch M. Lajcak cũng chỉ ra các thực tế như nhiều trẻ em đã được đi học hơn nhưng chất lượng giáo dục chưa đồng đều, 1/6 dân số thế giới cẫn chưa có nước sạch để uống, tình trạng phân biệt giới tính vẫn tồn tại, gần 1 tỷ người dân chưa có điện sử dụng. Mọi nhu cầu của người dân về nước uống, thực phẩm, năng lượng và nhà ở đều chưa được đáp ứng ổn định. Trong bối cảnh dân số thế giới ngày càng tăng thì những tình trạng này sẽ càng tồi tệ hơn. Chủ tịch Đại hội đồng cũng cảnh báo tình trạng ấm lên toàn cầu đang ngày càng nghiêm trọng trong khi thế giới vẫn chưa có một kế hoạch cụ thể để đảo ngược tình thế. Cùng với đó chủ nghĩa đơn phương, bảo hộ và cực đoan đang ngày càng bành trướng.Vì vậy, cộng đồng quốc tế cần có những hành động thực tiễn với những mục tiêu cụ thể cùng với một cơ chế giám sát rõ ràng. Ông cũng lưu ý cần đề cao hơn nữa vai trò của phụ nữ trong quá trình triển khai các kế hoạch hành động để đạt kết quả tốt hơn.
Theo báo cáo mới nhất được Hội đồng Kinh tế và xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) thực hiện nhằm đánh giá quá trình thực hiện SDGs toàn cầu, tình trạng nghèo đói đã giảm chỉ còn 1/3 so với số liệu của năm 1990 nhưng khoảng 10,9% dân số thế giới vẫn đang sống dưới mức nghèo. Nhờ sự điều chỉnh chính sách mà nhiều vấn đề trong các lĩnh vực năng lượng, đô thị, tiêu thụ và sản xuất bền vững và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được chú trọng.
Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều thách thức liên quan tới việc xây dựng chính sách và cơ sở dữ liệu thực tiễn, thúc đẩy sự tham gia của mọi thành phần xã hội nhằm giảm thiểu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu và thiên tai, nâng cao năng lực sản xuất để cải thiện khả năng phục hồi nền kinh tế. Các báo cáo của ECOSOC cũng nhấn mạnh thông điệp cần phải phổ biến nội dung chương trình thực hiện SDGs trong cộng đồng các địa phương./.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm, tặng quà gia đình chính sách tại Đắk Nông  (17/07/2018)
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội Lào  (17/07/2018)
Việt Nam trình bày Báo cáo Quốc gia tự nguyện về việc thực hiện SDG  (17/07/2018)
Huyền thoại một con đường  (17/07/2018)
Diện mạo mới trên quê hương Đồng Lộc anh hùng  (17/07/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay