Nghị định về kinh doanh khí
21:58, ngày 23-06-2018
TCCSĐT - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 01-8-2018. Trong đó nêu rõ điều kiện kinh doanh khí.
Cụ thể, điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí gồm: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; có cầu cảng hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 5 năm cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng; có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật; có chai LPG hoặc hợp đồng thuê chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG kinh doanh LPG chai.
Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; có cầu cảng hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 5 năm cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng; có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn còn phải có đường ống vận chuyển khí và trạm cấp khí đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Khí dầu mỏ hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (công thức hóa học C3H8) hoặc butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas (viết tắt là LPG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khi được nén đến một áp suất hoặc làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng. Khí thiên nhiên hoá lỏng là sản phẩm hydrocacbon ở thể lỏng, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hoá học: CH4), tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas (viết tắt là LNG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng. Khí thiên nhiên nén là sản phẩm hydrocabon ở thể khí được nén ở áp suất cao (200 đến 250 bar), có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hoá học: CH4), tên tiếng Anh: Compressed Natural Gas (viết tắt là CNG).
Theo Nghị định, điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí gồm: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; cơ sở sản xuất, chế biến khí được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng; dây chuyền, máy, thiết bị đã được kiểm định theo quy định; có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 1 năm của thương nhân, tổ chức có phòng thử nghiệm đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. (1)
Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; có cầu cảng hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 5 năm cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng; có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn còn phải có đường ống vận chuyển khí và trạm cấp khí đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Khí dầu mỏ hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (công thức hóa học C3H8) hoặc butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas (viết tắt là LPG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khi được nén đến một áp suất hoặc làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng. Khí thiên nhiên hoá lỏng là sản phẩm hydrocacbon ở thể lỏng, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hoá học: CH4), tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas (viết tắt là LNG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng. Khí thiên nhiên nén là sản phẩm hydrocabon ở thể khí được nén ở áp suất cao (200 đến 250 bar), có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hoá học: CH4), tên tiếng Anh: Compressed Natural Gas (viết tắt là CNG).
Theo Nghị định, điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí gồm: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; cơ sở sản xuất, chế biến khí được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng; dây chuyền, máy, thiết bị đã được kiểm định theo quy định; có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 1 năm của thương nhân, tổ chức có phòng thử nghiệm đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. (1)
Đối với thương nhân sản xuất, chế biến LNG ngoài các điều kiện quy định (1) nêu trên phải có hệ thống bơm, nạp LNG để vận chuyển hoặc có hệ thống thiết bị phục vụ hoạt động hoá khí cung cấp cho khách hàng. Đối với thương nhân sản xuất, chế biến CNG ngoài các điều kiện (1) nêu trên phải có trạm nén khí CNG.
Nghị định nêu rõ, điều kiện đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí gồm: Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật; có bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn hoặc có chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường hoặc có hợp đồng thuê bồn, thuê chai LPG; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. (2)
Đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện quy định trên còn phải có đường ống vận chuyển khí và trạm cấp khí đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LNG ngoài điều kiện (2) phải có trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Đối với thương nhân kinh doanh mua bán CNG ngoài đáp ứng điều là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật thì phải có xe bồn CNG, trạm nén CNG, trạm cấp CNG hoặc trạm nạp CNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ LPG chai như sau: Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật; có hợp đồng tối thiểu 1 năm bán LPG chai với thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp cửa hàng trực thuộc của thương nhân; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định, thương nhân sản xuất, chế biến khí và thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí được thực hiện pha chế khí tại cơ sở sản xuất, chế biến hoặc kho chứa khí của thương nhân.
Thương nhân pha chế khí phải có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 1 năm với tổ chức đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Thương nhân thực hiện pha chế khí phải đăng ký cơ sở pha chế với Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nghị định nêu rõ, các thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện có thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động đến hết thời hạn của Giấy chứng nhận.
Các cơ sở kinh doanh khí đã tồn tại trước ngày Nghị định này có hiệu lực, chưa đáp ứng khoảng cách an toàn về bố trí bồn chứa, khu vực nạp, sau 3 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Trạm nạp LPG vào chai đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực chưa thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối theo quy định của Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22-3-2016 của Chính phủ về kinh doanh khí được tiếp tục hoạt động đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực và đến hết thời hạn của Giấy chứng nhận.
Nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh.
Văn bản nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã quyết định kiện toàn Hội đồng. Đề nghị các Thành viên Hội đồng phát huy kết quả hoạt động của Hội đồng thời gian qua, tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong thời gian còn lại của năm 2018 và thời gian tới, các Thành viên Hội đồng cần nghiên cứu, chủ động đề xuất Hội đồng thảo luận và tham mưu với Thủ tướng Chính phủ về các yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành, lĩnh vực bộ, cơ quan mình quản lý, phụ trách, theo dõi, đề xuất lựa chọn một số vấn đề cần tập trung chỉ đạo như: Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 10-5-2018 của Chính phủ.
Đồng thời, triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Hội đồng sẽ đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch tại Phiên họp cuối năm.
Đề nghị Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam chủ trì nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá từng chỉ tiêu phát triển bền vững theo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; các tiêu chí này phải cụ thể, theo thông lệ, tiêu chí quốc tế, lưu ý áp dụng phương thức đánh giá theo nguy cơ.
Các Ủy ban chuyên môn của Hội đồng chủ động nghiên cứu, đề xuất với Hội đồng Quốc gia kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các nội dung về cơ chế, chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. Trong năm 2018, mỗi Ủy ban phải có ít nhất 01 phiên họp chuyên đề về vấn đề này. Ủy ban về khoa học và công nghệ đẩy mạnh hoạt động, tăng cường tính khoa học trong hoạt động của Hội đồng.
Các Thành viên Hội đồng chủ động nghiên cứu, đề xuất Hội đồng thảo luận về một số vấn đề phát triển bền vững để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu vấn đề phát triển năng lượng sạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì nghiên cứu một số vấn đề cụ thể về biến đổi khí hậu, môi trường; trong đó có môi trường sinh hoạt, liên quan đến lối sống, thái độ, hành vi ứng xử, văn hóa con người đối với môi trường sống. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp nghiên cứu vấn đề phát triển con người, trong đó có các mục tiêu, giải pháp giáo dục nhân văn, đạo đức, văn hóa, phát huy sáng tạo cá nhân, giáo dục và phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức công dân toàn cầu…
Hội đồng nhất trí đề xuất của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc bổ sung Ủy ban về quan hệ đối tác công tư là một ủy ban chuyên môn thuộc cơ cấu Hội đồng; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đảm nhiệm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội đồng, Chủ tịch Ủy ban về quan hệ đối tác công tư; đại diện lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm nhiệm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Ủy ban về quan hệ đối tác công tư.
Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, trao đổi với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ quan liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đồng thời, đề nghị Chủ tịch các Ủy ban chuyên môn của Hội đồng khẩn trương quyết định về thành viên Ủy ban, trong đó có các Thành viên Hội đồng, mời các chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia, chủ động tổ chức hoạt động của Ủy ban theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 18-4-2018./.
Nghị định nêu rõ, điều kiện đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí gồm: Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật; có bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn hoặc có chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường hoặc có hợp đồng thuê bồn, thuê chai LPG; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. (2)
Đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện quy định trên còn phải có đường ống vận chuyển khí và trạm cấp khí đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LNG ngoài điều kiện (2) phải có trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Đối với thương nhân kinh doanh mua bán CNG ngoài đáp ứng điều là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật thì phải có xe bồn CNG, trạm nén CNG, trạm cấp CNG hoặc trạm nạp CNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ LPG chai như sau: Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật; có hợp đồng tối thiểu 1 năm bán LPG chai với thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp cửa hàng trực thuộc của thương nhân; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định, thương nhân sản xuất, chế biến khí và thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí được thực hiện pha chế khí tại cơ sở sản xuất, chế biến hoặc kho chứa khí của thương nhân.
Thương nhân pha chế khí phải có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 1 năm với tổ chức đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Thương nhân thực hiện pha chế khí phải đăng ký cơ sở pha chế với Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nghị định nêu rõ, các thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện có thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động đến hết thời hạn của Giấy chứng nhận.
Các cơ sở kinh doanh khí đã tồn tại trước ngày Nghị định này có hiệu lực, chưa đáp ứng khoảng cách an toàn về bố trí bồn chứa, khu vực nạp, sau 3 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Trạm nạp LPG vào chai đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực chưa thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối theo quy định của Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22-3-2016 của Chính phủ về kinh doanh khí được tiếp tục hoạt động đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực và đến hết thời hạn của Giấy chứng nhận.
Nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh.
Văn bản nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã quyết định kiện toàn Hội đồng. Đề nghị các Thành viên Hội đồng phát huy kết quả hoạt động của Hội đồng thời gian qua, tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong thời gian còn lại của năm 2018 và thời gian tới, các Thành viên Hội đồng cần nghiên cứu, chủ động đề xuất Hội đồng thảo luận và tham mưu với Thủ tướng Chính phủ về các yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành, lĩnh vực bộ, cơ quan mình quản lý, phụ trách, theo dõi, đề xuất lựa chọn một số vấn đề cần tập trung chỉ đạo như: Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 10-5-2018 của Chính phủ.
Đồng thời, triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Hội đồng sẽ đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch tại Phiên họp cuối năm.
Đề nghị Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam chủ trì nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá từng chỉ tiêu phát triển bền vững theo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; các tiêu chí này phải cụ thể, theo thông lệ, tiêu chí quốc tế, lưu ý áp dụng phương thức đánh giá theo nguy cơ.
Các Ủy ban chuyên môn của Hội đồng chủ động nghiên cứu, đề xuất với Hội đồng Quốc gia kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các nội dung về cơ chế, chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. Trong năm 2018, mỗi Ủy ban phải có ít nhất 01 phiên họp chuyên đề về vấn đề này. Ủy ban về khoa học và công nghệ đẩy mạnh hoạt động, tăng cường tính khoa học trong hoạt động của Hội đồng.
Các Thành viên Hội đồng chủ động nghiên cứu, đề xuất Hội đồng thảo luận về một số vấn đề phát triển bền vững để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu vấn đề phát triển năng lượng sạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì nghiên cứu một số vấn đề cụ thể về biến đổi khí hậu, môi trường; trong đó có môi trường sinh hoạt, liên quan đến lối sống, thái độ, hành vi ứng xử, văn hóa con người đối với môi trường sống. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp nghiên cứu vấn đề phát triển con người, trong đó có các mục tiêu, giải pháp giáo dục nhân văn, đạo đức, văn hóa, phát huy sáng tạo cá nhân, giáo dục và phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức công dân toàn cầu…
Hội đồng nhất trí đề xuất của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc bổ sung Ủy ban về quan hệ đối tác công tư là một ủy ban chuyên môn thuộc cơ cấu Hội đồng; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đảm nhiệm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội đồng, Chủ tịch Ủy ban về quan hệ đối tác công tư; đại diện lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm nhiệm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Ủy ban về quan hệ đối tác công tư.
Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, trao đổi với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ quan liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đồng thời, đề nghị Chủ tịch các Ủy ban chuyên môn của Hội đồng khẩn trương quyết định về thành viên Ủy ban, trong đó có các Thành viên Hội đồng, mời các chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia, chủ động tổ chức hoạt động của Ủy ban theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 18-4-2018./.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Lào  (22/06/2018)
Cảnh sát Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động của Liên hợp quốc  (22/06/2018)
Việt Nam tham dự Đối thoại ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 22  (22/06/2018)
Kỳ họp Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Azerbaijan thành công tốt đẹp  (22/06/2018)
Tìm kiếm ý tưởng hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khởi nghiệp  (22/06/2018)
Gắn phát triển kinh tế cửa khẩu với phát triển du lịch ở tỉnh Lào Cai  (22/06/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển