Cảnh sát Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động của Liên hợp quốc
Ngày 21-6, Hội nghị Thượng đỉnh Tư lệnh Cảnh sát các nước thành viên Liên hợp quốc đã diễn ra tại New York (Mỹ). Đây là diễn đàn để lực lượng cảnh sát các nước và các đối tác trao đổi kinh nghiệm và thông tin nghiệp vụ.
Tham dự hội nghị có các bộ trưởng, cảnh sát trưởng và đại diện lực lượng cảnh sát từ 193 quốc gia thành viên LHQ. Trung tướng Trần Văn Vệ, quyền Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát, Bộ Công an, đã tham dự sự kiện.
Phát biểu tại Hội nghị, Trung tướng Trần Văn Vệ nhấn mạnh Lực lượng Cảnh sát Việt Nam đánh giá cao cơ chế Hội nghị Thượng đỉnh Cảnh sát Liên hợp quốc và tin tưởng rằng cơ chế này sẽ giúp tối đa hóa các giá trị của lực lượng cảnh sát Liên hợp quốc, góp phần đảm bảo hòa bình và giải quyết các thách thức an ninh; thúc đẩy các nỗ lực giữ gìn trật tự xã hội ở cấp độ quốc gia và LHQ; tăng cường quan hệ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin nghiệp vụ giữa các nước thành viên và với các đối tác. Cảnh sát Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn cơ chế này tiếp tục được duy trì và phát triển.
Trung tướng Trần Văn Vệ khẳng định, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để cử lực lượng cảnh sát tham gia các phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Hiện Việt Nam đã và đang tham gia tích cực cùng cộng đồng quốc tế khắc phục những hậu quả do các cuộc xung đột trên thế giới để lại. Hơn 30 lượt cán bộ, sỹ quan quân đội Việt Nam đã tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan và CH Trung Phi. Hiện tại, Lực lượng Cảnh sát Việt Nam đang chuẩn bị các điều kiện, trong đó có việc đào tạo cán bộ, để tham gia các phái bộ Liên hợp quốc.
Trung tướng Trần Văn Vệ nêu rõ hiện nay, tình hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trên thế giới và khu vực diễn biến phức tạp và gia tăng nhanh chóng dưới nhiều hình thức như tội phạm ma túy, mua bán vũ khí, mua bán người, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao... Đây là những thách thức lớn đối với các cơ quan thực thi pháp luật của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Để góp phần giải quyết những thách thức này, lực lượng cảnh sát Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với lực lượng cảnh sát các nước. Kết quả hợp tác được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, góp phần thực hiện thành công mục tiêu chung của cộng đồng thực thi pháp luật quốc tế, đảm bảo an ninh, hòa bình, quyền con người, sự thịnh vượng và phát triển bền vững.
Nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của lực lượng cảnh sát Liên hợp quốc, Trung tướng Trần Văn Vệ đề nghị tăng cường quan hệ hợp tác giữa cảnh sát Liên hợp quốc và các thể chế hợp tác cảnh sát hiện có như Interpol, Europol, Hiệp hội Tư lệnh Cảnh sát các nước ASEAN nhằm chia sẻ thông tin, phối hợp tác chiến…; lực lượng cảnh sát các nước cần sớm cụ thể hóa các nội dung của “Tiêu chí khuôn khổ chính sách” của Cảnh sát Liên hợp quốc vào khuôn khổ pháp lý của mình, nhằm tối đa hóa tính tương đồng với Cảnh sát Liên hợp quốc; Chủ động đào tạo nguồn lực cán bộ cảnh sát ở các nước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của Cảnh sát Liên hợp quốc, sẵn sàng tham gia, thích ứng với môi trường gìn giữ hòa bình; Đẩy mạnh chia sẻ nguồn lực, thông tin giữa lực lượng cảnh sát các nước với Cảnh sát Liên hợp quốc, phát huy tối đa khả năng hỗ trợ xây dựng và nâng cao năng lực cho cán bộ cảnh sát tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc.
Cảnh sát Liên hợp quốc được triển khai lần đầu tiên vào năm 1960. Trải qua gần 60 năm, lực lượng này đã trở thành một trụ cột của hoạt động gìn giữ hòa bình. Hiện nay, có khoảng 11.000 nhân viên cảnh sát từ 89 quốc gia đang được triển khai tại các Phái bộ Liên hợp quốc./.
Việt Nam tham dự Đối thoại ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 22  (22/06/2018)
Kỳ họp Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Azerbaijan thành công tốt đẹp  (22/06/2018)
Tìm kiếm ý tưởng hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khởi nghiệp  (22/06/2018)
Gắn phát triển kinh tế cửa khẩu với phát triển du lịch ở tỉnh Lào Cai  (22/06/2018)
Về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  (22/06/2018)
Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XII năm 2017  (21/06/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển