Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam
00:09, ngày 30-12-2017
TCCSĐT - Ngày 29-12-2017, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm khoa học Kỷ niệm 45 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" (1972 - 2017). Tham dự tọa đàm có đông đảo các tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các đồng chí nguyên là lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và các nhà khoa học, các nhân chứng lịch sử.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Lê Quốc Lý khẳng định: tọa đàm khoa học Kỷ niệm 45 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" là dịp để các thế hệ sau bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh, cống hiến cuộc đời mình cho dân tộc; ôn lại chiến thắng hào hùng của quân và dân ta, thêm một lần khẳng định tầm nhìn chiến lược, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng.
Đây cũng là diễn đàn để các học giả có cơ hội đi sâu nghiên cứu về những nhân tố làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung, cuộc đọ sức 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972 nói riêng; làm sáng tỏ thêm sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại mới, mà cốt lõi được biểu hiện bằng tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Với 30 tham luận gửi của các nhà khoa học gửi đến tọa đàm đã khẳng định và làm sâu sắc hơn tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, sáng tạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định thắng lợi “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không".
Tại tọa đàm, các đại biểu đã đề cập đến nhiều khía cạnh cuộc tập kích đường không của Mỹ và chiến dịch phòng không của quân và dân Hà Nội. Trong đó các ý kiến đều khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, sáng tạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định thắng lợi của chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
Đặc biệt, nhiều ý kiến tại buổi tọa đàm đã phân tích, làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa thắng lợi của trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” với thắng lợi trên chiến trường miền Nam và chiến trường 3 nước Đông Dương trong năm 1972; buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút hết quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam; tạo ra bước ngoặt làm thay đổi căn bản cục diện chiến tranh, mở ra thời cơ lớn cho quân và dân Việt Nam giành thắng lợi quyết định, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa Xuân năm 1975.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Tác chiến chia sẻ: cách đây 45 năm, đế quốc Mỹ huy động một lực lượng không quân hùng hậu, chủ yếu là máy bay chiến lược B-52, tiến hành cuộc tập kích đường không, đánh phá nhiều cơ sở kinh tế, công nghiệp, khu đông dân cư... ở Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác trên miền Bắc. Phán đoán được âm mưu hành động của địch, quân và dân miền Bắc, nhất là quân và dân Hà Nội, Hải Phòng đã cùng các lực lượng Phòng không quốc gia chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, thông minh, sáng tạo, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không" hào hùng, bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B-52. Chiến công này đã thể hiện sức mạnh của chiến tranh nhân nhân dân Việt Nam và để lại những bài học, kinh nghiệm vô giá về sự phát huy trí tuệ, tài thao lược cũng như khả năng huy động sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trước cuộc tấn công bằng quy mô lớn của kẻ thù.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân cho biết: Quân đội ta đã có 3 lần cải tiến lớn và 13 lần cải tiến nhỏ, nhất là cải tiến bộ khí tài. Về con người, rút kinh nghiệm từ các trận đánh ở Quảng Trị, từ đó tìm ra điểm mạnh, yếu, nguyên nhân vì sao trong các trận chiến ta chưa bắn rơi máy bay địch, sau đó các tiểu đoàn tập luyện. Kết quả, quân đội ta đã bắn rơi được máy bay địch, làm nên chiến thắng lẫy lừng, tạo niềm tin lớn trong quân và dân.
Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Phạm Tuân, người trực tiếp tham gia chiến đấu trong trận chiến 12 ngày đêm cho biết, chiến thắng 12 ngày đêm đã bẻ gãy ý đồ xâm lược của đế quốc Mỹ, ngoài chiến công bắn rơi máy bay địch, việc bảo vệ mục tiêu là then chốt và hết sức quan trọng. Cụ thể, sau chiến tranh, chỉ có 2 vệt bom B52 rơi vào nội thành (một vệt rơi vào Bệnh viện Bạch Mai và một vệt xuống phố Khâm Thiên), còn hàng trăm lần khác, các tốp máy bay không thể bay vào Hà Nội được, giúp thành phố và các cơ quan Trung ương gần như còn nguyên vẹn, tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Có thể thấy, đa số ý kiến của các đại biểu tại tọa đàm, các nhân chứng lịch sử, nhất là các tướng lĩnh, cựu chiến binh đều khẳng định, chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là đỉnh cao của cuộc đối đầu lịch sử giữa lực lượng Phòng không -Không quân nhân dân Việt Nam với lực lượng không quân chiến lược Mỹ; là biểu tượng của ý chí kiên cường, là chiến thắng của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Đây là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, của “thế trận phòng không nhân dân” bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Chiến thắng cuộc tập kích chiến lược đường không năm 1972 đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về tầm nhìn chiến lược, sự chỉ đạo kịp thời, xây dựng quyết tâm, phát huy sức mạnh tổng hợp và vận dụng những kinh nghiệm đó trong công cuộc đổi mới và phát triển, sự nghiệp xây dựng lực lượng và thế trận chiến tranh nhân dân, nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.
Đây cũng là diễn đàn để các học giả có cơ hội đi sâu nghiên cứu về những nhân tố làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung, cuộc đọ sức 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972 nói riêng; làm sáng tỏ thêm sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại mới, mà cốt lõi được biểu hiện bằng tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Với 30 tham luận gửi của các nhà khoa học gửi đến tọa đàm đã khẳng định và làm sâu sắc hơn tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, sáng tạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định thắng lợi “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không".
Tại tọa đàm, các đại biểu đã đề cập đến nhiều khía cạnh cuộc tập kích đường không của Mỹ và chiến dịch phòng không của quân và dân Hà Nội. Trong đó các ý kiến đều khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, sáng tạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định thắng lợi của chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
Đặc biệt, nhiều ý kiến tại buổi tọa đàm đã phân tích, làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa thắng lợi của trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” với thắng lợi trên chiến trường miền Nam và chiến trường 3 nước Đông Dương trong năm 1972; buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút hết quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam; tạo ra bước ngoặt làm thay đổi căn bản cục diện chiến tranh, mở ra thời cơ lớn cho quân và dân Việt Nam giành thắng lợi quyết định, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa Xuân năm 1975.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Tác chiến chia sẻ: cách đây 45 năm, đế quốc Mỹ huy động một lực lượng không quân hùng hậu, chủ yếu là máy bay chiến lược B-52, tiến hành cuộc tập kích đường không, đánh phá nhiều cơ sở kinh tế, công nghiệp, khu đông dân cư... ở Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác trên miền Bắc. Phán đoán được âm mưu hành động của địch, quân và dân miền Bắc, nhất là quân và dân Hà Nội, Hải Phòng đã cùng các lực lượng Phòng không quốc gia chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, thông minh, sáng tạo, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không" hào hùng, bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B-52. Chiến công này đã thể hiện sức mạnh của chiến tranh nhân nhân dân Việt Nam và để lại những bài học, kinh nghiệm vô giá về sự phát huy trí tuệ, tài thao lược cũng như khả năng huy động sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trước cuộc tấn công bằng quy mô lớn của kẻ thù.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân cho biết: Quân đội ta đã có 3 lần cải tiến lớn và 13 lần cải tiến nhỏ, nhất là cải tiến bộ khí tài. Về con người, rút kinh nghiệm từ các trận đánh ở Quảng Trị, từ đó tìm ra điểm mạnh, yếu, nguyên nhân vì sao trong các trận chiến ta chưa bắn rơi máy bay địch, sau đó các tiểu đoàn tập luyện. Kết quả, quân đội ta đã bắn rơi được máy bay địch, làm nên chiến thắng lẫy lừng, tạo niềm tin lớn trong quân và dân.
Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Phạm Tuân, người trực tiếp tham gia chiến đấu trong trận chiến 12 ngày đêm cho biết, chiến thắng 12 ngày đêm đã bẻ gãy ý đồ xâm lược của đế quốc Mỹ, ngoài chiến công bắn rơi máy bay địch, việc bảo vệ mục tiêu là then chốt và hết sức quan trọng. Cụ thể, sau chiến tranh, chỉ có 2 vệt bom B52 rơi vào nội thành (một vệt rơi vào Bệnh viện Bạch Mai và một vệt xuống phố Khâm Thiên), còn hàng trăm lần khác, các tốp máy bay không thể bay vào Hà Nội được, giúp thành phố và các cơ quan Trung ương gần như còn nguyên vẹn, tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Có thể thấy, đa số ý kiến của các đại biểu tại tọa đàm, các nhân chứng lịch sử, nhất là các tướng lĩnh, cựu chiến binh đều khẳng định, chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là đỉnh cao của cuộc đối đầu lịch sử giữa lực lượng Phòng không -Không quân nhân dân Việt Nam với lực lượng không quân chiến lược Mỹ; là biểu tượng của ý chí kiên cường, là chiến thắng của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Đây là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, của “thế trận phòng không nhân dân” bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Chiến thắng cuộc tập kích chiến lược đường không năm 1972 đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về tầm nhìn chiến lược, sự chỉ đạo kịp thời, xây dựng quyết tâm, phát huy sức mạnh tổng hợp và vận dụng những kinh nghiệm đó trong công cuộc đổi mới và phát triển, sự nghiệp xây dựng lực lượng và thế trận chiến tranh nhân dân, nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.
Dư luận thế giới về chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không  (30/12/2017)
Chủ động kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng  (30/12/2017)
Chủ tịch nước dự Hội nghị triển khai công tác ngành Kiểm sát nhân dân  (30/12/2017)
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư  (30/12/2017)
Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam  (30/12/2017)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên