Công viên APEC tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa trong cộng đồng APEC
TCCSĐT - Sáng ngày 09-11-2017, tại Đà Nẵng, Ủy ban Quốc gia APEC phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ khai trương Công viên APEC. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC dự và chủ trì buổi Lễ. Cùng tham dự có Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ và các Bộ trưởng, quan chức cao cấp đại diện cho các nền kinh tế thành viên APEC.
Phát biểu tại Lễ khai trương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao nỗ lực chung của Việt Nam cũng như các nền kinh tế thành viên APEC trong việc hình thành nên Công viên APEC tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn văn hóa trong cộng đồng APEC.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cùng các Bộ trưởng và quan chức cao cấp của các nền kinh tế thành viên APEC đã tham gia khai trương công viên, trồng cây lưu niệm và tham quan các tác phẩm tượng của các nền kinh tế thành viên APEC đặt tại Công viên APEC.
Công viên APEC được xây dựng trên khu đất hình tam giác có diện tích 3.047m2 tại khu vực giao giữa đường 2 tháng 9 và đoạn nối dài đường Bạch Đằng (lân cận cầu Rồng) thuộc phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Trong đó, diện tích xây dựng sân gạch và lối đi là 752m2, phần còn lại gần 2.300m2 trồng cây xanh, thảm cỏ và đặt tượng của các nền kinh tế thành viên tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.
Theo Ban Tổ chức, tháng 3-2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn với tư cách Chủ tịch SOM, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC đã gửi thư vận động các nền kinh tế thành viên tham gia đặt tượng tại Công viên. Hơn 6 tháng qua, Sở Ngoại vụ Đà Nẵng tích cực phối hợp với Ban Thư ký Quốc gia APEC liên hệ, vận động, hướng dẫn các nền kinh tế từ thủ tục vận chuyển tượng, yêu cầu kỹ thuật; hỗ trợ các nền kinh tế đến khảo sát, giám sát và cùng tham gia lắp đặt tượng; phối hợp với các sở, ngành chức năng và doanh nghiệp hoàn thiện tất cả các hạng mục của công trình Công viên APEC.
Đến nay, hầu hết các nền kinh tế thành viên đều gửi tượng đến đặt tại công viên APEC. Các tác phẩm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, nghệ thuật đa dang, phong phú, như: Tượng của Úc với tựa đề “Nơi Gặp gỡ”; Brunei với tác phẩm “Nữ tiểu thương trên sông”; Canada với tác phẩm “Kiên cường”; tác phẩm tượng của Trung Quốc với tựa đề “Tầm nhìn chung, tương lai chung”; tượng của Hồng Kông (Trung Quốc) mang tên “Núi và thác nước”; Indonesia với tác phẩm “Thuyền buồm pinisi”; tượng đá của Nhật Bản có tựa đề “Hào quang chân lý”; tác phẩm của Hàn Quốc “Sự khởi đầu; Malaysia với tác phẩm Hoa Dân Bụt - Biểu tượng của sự đa dạng, thống nhất, hòa hợp và chủ quyền Malaysia; Mexico với tác phẩm “Chuyện phố”; tượng của New Zealand có chủ đề “Làn gió nhẹ”; Peru gửi đến tác phẩm “Ngàn năm hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương”; Philipines với tác phẩm “Đoàn kết vì cộng đồng”; Nga với tác phẩm “Yuri Gagarin - Người đầu tiên bay vào vũ trụ”; Singapore với tác phẩm “Gắn kết”; tác phẩm của Đài Bắc (Trung Quốc) với tựa đề “Cây đời xanh tươi”; Hoa Kỳ với tác phẩm “Thuyền Mây”. Đặc biệt, Việt Nam tham gia đặt tượng tại Công viên mang tựa đề: “Khởi nguyên”. Tác phẩm này được nhà điêu khắc Lê Lạng Lương, Đại học Mỹ thuật, lấy cảm hứng từ sự tụ hội của những khối cây cổ thụ, tạo nên một khối sức mạnh khổng lồ đang vươn lên kiêu hãnh và giãn nở trong không gian mới. Tác phẩm được thực hiện bởi nghệ nhân Nguyễn Long Bửu của thành phố Đà Nẵng./.
Công tác tư tưởng nhìn từ sự thay đổi chế độ chính trị ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu  (10/11/2017)
Công tác tư tưởng nhìn từ sự thay đổi chế độ chính trị ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu  (10/11/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp song phương lãnh đạo các nước  (10/11/2017)
Việt Nam đề nghị New Zealand tạo điều kiện để xuất khẩu nông sản  (09/11/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên