Việt Nam nêu bật vai trò và đóng góp của phụ nữ tại phiên họp Liên hợp quốc
22:08, ngày 30-10-2017
Việt Nam đánh giá cao các kết quả đạt được trong thực hiện chương trình nghị sự "Phụ nữ, hòa bình và an ninh: Bảo đảm triển khai đầy đủ, trong đó có sự tham gia của phụ nữ," góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Tuyên bố trên được Đại sứ Nguyễn Phương Nga - Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đưa ra trong phiên thảo luận mở về phụ nữ, hòa bình và an ninh của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc diễn ra cuối tuần qua.
Trong bài phát biểu, Đại sứ Nguyễn Phương Nga đồng thời chia sẻ quan ngại về các thách thức đặt ra đối với phụ nữ, lên án mạnh mẽ những hành động tàn ác như cưỡng ép, tuyển mộ phụ nữ và trẻ em gái thực hiện các cuộc tấn công khủng bố.
Bà Nguyễn Phương Nga kêu gọi tăng cường nỗ lực chung bảo đảm các quan tâm và lợi ích của phụ nữ được phản ánh và đáp ứng, lồng ghép yếu tố giới trong tất cả các lĩnh vực xây dựng hòa bình và ngăn ngừa xung đột một cách nhất quán và toàn diện.
Đại sứ nêu bật vai trò và đóng góp quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước song song với chính sách của Nhà nước Việt Nam thúc đẩy tiềm năng và sự sáng tạo của phụ nữ, nâng cao vị thế và đời sống tinh thần, vật chất, đẩy mạnh bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.
Đặc biệt, Đại sứ thông báo Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với Liên hợp quốc chuẩn bị cho việc cử nữ quân nhân đầu tiên tham gia Phái bộ của Liên hợp quốc tại Nam Sudan. Bên cạnh đó, 9 nữ quân nhân khác đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến cấp II khi bệnh viện đi vào hoạt động tại Nam Sudan.
Tại phiên thảo luận mở nêu trên, gần 90 quốc gia thành viên đã tham gia thảo luận, cam kết tiếp tục ủng hộ thúc đẩy vai trò lãnh đạo và sự tham gia của phụ nữ trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột và tái thiết hòa bình.
Đại diện Ban Thư ký Liên hợp quốc đã phát biểu khai mạc, trình bày báo cáo đầu tiên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres về tình hình triển khai Nghị quyết 1325 về “Phụ nữ, hòa bình và an ninh” được Hội đồng Bảo an thông qua năm 2000.
Báo cáo nêu bật những kết quả đạt được về việc thúc đẩy sự tham gia và vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong các tiến trình hòa bình, với nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát và tái phát của xung đột vũ trang, tiêu biểu như việc thành lập Mạng lưới Phụ nữ châu Phi về ngăn ngừa xung đột và hòa giải hòa bình hay Mạng lưới phụ nữ hòa giải hòa bình Địa Trung Hải; thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong giải trừ quân bị, không phổ biến vũ khí hạt nhân và kiểm soát vũ khí; xử lý vấn đề bạo lực tình dục liên quan đến xung đột, bóc lột và lạm dụng tình dục, thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ các thách thức đặt ra cho phụ nữ trong xung đột vũ trang như buôn bán người, bạo lực tình dục, tỷ lệ tham gia lãnh đạo và các hoạt động gìn giữ hoà bình của phụ nữ còn thấp.
Báo cáo cũng kêu gọi các nước triển khai cam kết, chú trọng thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, tăng số lượng nhân viên nữ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, thúc đẩy sự phối hợp giữa các mạng lưới phụ nữ tham gia gìn giữ hòa bình ở các khu vực, nhấn mạnh cam kết của Tổng Thư ký thúc đẩy chương trình phụ nữ, hòa bình và an ninh một cách mạnh mẽ và toàn diện trên toàn hệ thống của Liên hợp quốc./.
Trong bài phát biểu, Đại sứ Nguyễn Phương Nga đồng thời chia sẻ quan ngại về các thách thức đặt ra đối với phụ nữ, lên án mạnh mẽ những hành động tàn ác như cưỡng ép, tuyển mộ phụ nữ và trẻ em gái thực hiện các cuộc tấn công khủng bố.
Bà Nguyễn Phương Nga kêu gọi tăng cường nỗ lực chung bảo đảm các quan tâm và lợi ích của phụ nữ được phản ánh và đáp ứng, lồng ghép yếu tố giới trong tất cả các lĩnh vực xây dựng hòa bình và ngăn ngừa xung đột một cách nhất quán và toàn diện.
Đại sứ nêu bật vai trò và đóng góp quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước song song với chính sách của Nhà nước Việt Nam thúc đẩy tiềm năng và sự sáng tạo của phụ nữ, nâng cao vị thế và đời sống tinh thần, vật chất, đẩy mạnh bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.
Đặc biệt, Đại sứ thông báo Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với Liên hợp quốc chuẩn bị cho việc cử nữ quân nhân đầu tiên tham gia Phái bộ của Liên hợp quốc tại Nam Sudan. Bên cạnh đó, 9 nữ quân nhân khác đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến cấp II khi bệnh viện đi vào hoạt động tại Nam Sudan.
Tại phiên thảo luận mở nêu trên, gần 90 quốc gia thành viên đã tham gia thảo luận, cam kết tiếp tục ủng hộ thúc đẩy vai trò lãnh đạo và sự tham gia của phụ nữ trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột và tái thiết hòa bình.
Đại diện Ban Thư ký Liên hợp quốc đã phát biểu khai mạc, trình bày báo cáo đầu tiên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres về tình hình triển khai Nghị quyết 1325 về “Phụ nữ, hòa bình và an ninh” được Hội đồng Bảo an thông qua năm 2000.
Báo cáo nêu bật những kết quả đạt được về việc thúc đẩy sự tham gia và vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong các tiến trình hòa bình, với nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát và tái phát của xung đột vũ trang, tiêu biểu như việc thành lập Mạng lưới Phụ nữ châu Phi về ngăn ngừa xung đột và hòa giải hòa bình hay Mạng lưới phụ nữ hòa giải hòa bình Địa Trung Hải; thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong giải trừ quân bị, không phổ biến vũ khí hạt nhân và kiểm soát vũ khí; xử lý vấn đề bạo lực tình dục liên quan đến xung đột, bóc lột và lạm dụng tình dục, thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ các thách thức đặt ra cho phụ nữ trong xung đột vũ trang như buôn bán người, bạo lực tình dục, tỷ lệ tham gia lãnh đạo và các hoạt động gìn giữ hoà bình của phụ nữ còn thấp.
Báo cáo cũng kêu gọi các nước triển khai cam kết, chú trọng thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, tăng số lượng nhân viên nữ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, thúc đẩy sự phối hợp giữa các mạng lưới phụ nữ tham gia gìn giữ hòa bình ở các khu vực, nhấn mạnh cam kết của Tổng Thư ký thúc đẩy chương trình phụ nữ, hòa bình và an ninh một cách mạnh mẽ và toàn diện trên toàn hệ thống của Liên hợp quốc./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 23 đến ngày 29-10-2017  (30/10/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 23 đến ngày 29-10-2017)  (30/10/2017)
Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030  (29/10/2017)
Thủ tướng dự chương trình nghệ thuật “Vang mãi bài ca tháng Mười”  (29/10/2017)
Thủ tướng dự chương trình nghệ thuật “Vang mãi bài ca tháng Mười”  (29/10/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên