Lễ hội đền Đồng Bằng, Thái Bình được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội đền Đồng Bằng là một trong những lễ hội có lịch sử lâu đời và gắn liền với tâm thức của người dân trong vùng "tháng Tám giỗ cha", vừa là Giỗ đức Vua cha Bát Hải Động Đình, vừa là Giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Hàng năm, du khách thường trảy hội đền Côn Sơn, Kiếp Bạc ở Hải Dương ngày 20-8 rồi xuôi dòng đổ về trảy hội đền Đồng Bằng từ ngày 20 - 26 tháng Tám (âm lịch).
Đến dự và phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên đề nghị tỉnh Thái Bình quan tâm chỉ đạo hoàn thành việc xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể lễ hội đền Đồng Bằng: quản lý thực hành tín ngưỡng và nghi thức phục vụ tín ngưỡng tại đền, không để người dân sở tại và du khách lợi dụng tín ngưỡng hoạt động mê tín dị đoan; quản lý chặt chẽ các hoạt động thực hành tín ngưỡng... Bên cạnh đó, địa phương cần quy hoạch, bố trí tạo không gian thỏa đáng cho lễ hội; đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, bến bãi, nơi ăn nghỉ, sinh hoạt phù hợp; thực hiện tốt các phương án đảm bảo an toàn trước, trong và sau lễ hội, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản gắn với phát triển kinh tế du lịch ở địa phương.
Lễ hội đền Đồng Bằng có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của nhân dân nơi đây. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc thù và mang tính tổng hợp cao, pha trộn và đan xen nhiều tín ngưỡng dân gian bản địa, từ tục thờ thủy thần đến thờ Cha, thờ Mẹ, thờ Anh hùng dân tộc và Anh hùng văn hóa. Lễ hội này là một trong những hoạt dộng đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng lành mạnh của người dân thông qua việc thờ thủy thần như một vị thánh thiêng liêng, kết hợp thờ vị Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và tướng quân Phạm Ngũ Lão.
Lễ hội này đã trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách, góp phần phát triển văn hóa, du lịch, kinh tế và nâng cao đời sống cộng đồng cư dân ở Quỳnh Phụ, Thái Bình.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu, ngày 16-9-2016, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định ghi danh di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia./.
Di cư để tìm kiếm cơ hội  (09/10/2017)
Hơn 300 doanh nghiệp Việt Nam dự diễn đàn Cộng đồng kinh tế ASEAN  (08/10/2017)
Tân Đại sứ Mỹ tại Nga đề cập 2 vấn đề tác động tới quan hệ song phương  (08/10/2017)
Triều Tiên tiếp tục phát triển kinh tế song song với chương trình tên lửa và hạt nhân  (08/10/2017)
Kỷ niệm 25 năm Quốc khánh Slovakia tại Thành phố Hồ Chí Minh  (08/10/2017)
Đẩy mạnh giao lưu hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam và Campuchia  (08/10/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển