Thế giới hợp tác quản lý đại dương - Việt Nam đẩy mạnh phối hợp đa phương bảo tồn và phát huy nguồn lợi biển
Dưới sự chủ trì của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini và Cao ủy EU phụ trách môi trường, các vấn đề hàng hải và thủy sản Karmenu Vella, Hội nghị quốc tế về đại dương lần 4 đã diễn ra tại Malta trong hai ngày 05 và 06-10.
Hội nghị năm nay quy tụ các đoàn đại biểu đến từ hơn 100 nước và nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có hơn 40 nhà lãnh đạo cấp cao đến từ các khu vực khác nhau trên thế giới. Đoàn đại biểu Việt Nam do Đại sứ Vương Thừa Phong, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại EU, dẫn đầu tham dự sự kiện.
Hội nghị tập trung vào 6 vấn đề gồm ngăn ngừa ô nhiễm biển, mở rộng các vùng biển được bảo vệ, củng cố an ninh biển, thúc đẩy các sáng kiến kinh tế xanh, đánh bắt cá bền vững và tăng cường nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu phù hợp với Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu và các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc.
Phát biểu tại Hội nghị, Đại diện cấp cao của EU, bà F. Mogherini đã gửi thông điệp mạnh mẽ kêu gọi các quốc gia trên thế giới xây dựng kế hoạch hành động đối phó với những thách thức đại dương như ô nhiễm do rác thải nhựa trên biển, quản lý và bảo tồn hệ sinh thái biển, phòng chống tội phạm trên biển... Bà nhấn mạnh một thế giới toàn cầu hóa cần có một sự quản lý toàn cầu và EU tin tưởng vào sức mạnh của các quy tắc chung và vai trò của các thể chế quốc tế trong hợp tác quản lý đại dương. Tại hội nghị, EU cũng đã thông báo một gói tài trợ trị giá 550 triệu euro (tương đương 642 triệu USD) cho 36 chương trình vì các vùng biển an toàn và sạch hơn.
Các phát biểu tại Hội nghị nêu bật tầm quan trọng của đại dương, quan ngại sâu sắc về tình trạng ô nhiễm môi trường biển, suy thoái hệ sinh thái biển và vùng ven biển, sự cạn kiệt các nguồn lợi biển và những tác hại nghiêm trọng đối với cuộc sống con người và sự phát triển bền vững, đặc biệt là do tình trạng biến đổi khí hậu, gia tăng nhiệt độ, nước biển dâng...
Trong khuôn khổ Hội nghị, nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp đăng ký cam kết mạnh mẽ thực hiện các mục tiêu và dự án bảo tồn và sử dụng bền vững vùng biển và đại dương. Mỹ đã cam kết dành 9,1 triệu USD trong vòng 4 năm tài trợ các dự án tái chế chất thải tại Indonesia, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam nhằm nâng cao năng lực trong quy trình xử lý chất thải và giảm lượng rác thải chất dẻo.
Bên lề Hội nghị, đoàn Việt Nam đã có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo EU và các đoàn đại biểu quốc tế, thông tin trao đổi về đường lối, chính sách phát triển bền vững của Việt Nam, khẳng định nỗ lực của Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trong đó có việc thực hiện các khuyến nghị của EU về việc chống đánh bắt cá bất hợp pháp, phối hợp tăng cường bảo tồn và phát huy nguồn lợi biển và đại dương, góp phần bảo đảm an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.
Hội nghị quốc tế về đại dương lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ năm 2014 theo sáng kiến của cựu Ngoại trưởng Mỹ J. Kerry. Dự kiến, hội nghị lần thứ 5 sẽ diễn ra tại Indonesia vào năm 2018./.
Chuyến thăm tạo bước ngoặt  (07/10/2017)
Bổ sung vào hệ thống điện Quốc gia thêm 1.535 MW công suất  (07/10/2017)
Đoàn cựu giáo viên kiều bào tại Thái Lan về thăm quê Bác  (07/10/2017)
APEC 2017: Đẩy mạnh công tác chuẩn bị đón chào Tuần lễ Cấp cao  (07/10/2017)
Đoàn Việt Nam sẵn sàng cho Kỳ thi Tay nghề Thế giới lần thứ 44  (07/10/2017)
Đồng chí Trương Quang Nghĩa nhận nhiệm vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng  (07/10/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển