Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thị sát, chỉ đạo khắc phục hậu quả bão tại Hà Tĩnh
Chiều 15-9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã đi kiểm tra tình hình mưa bão, công tác ứng phó hoàn lưu sau bão và khắc phục hậu quả ở thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Theo thống kê sơ bộ, đến cuối chiều 15-9, tại Kỳ Anh có khoảng 25.000 nhà dân bị tốc mái; nhiều công trình công cộng như: trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, trụ sở cơ quan bị sập đổ, hư hại mái che, mái nhà để xe.
Toàn huyện có 5.000ha cây gỗ nguyên liệu (keo, tràm và cây ăn quả) bị đổ gãy; 150 ha ao hồ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; hệ thống đê điều, giao thông trên địa bàn bị ảnh hưởng, trong đó đoạn đê đi qua thôn Nam Hải (Kỳ Hải) bị sạt lở nghiêm trọng...
Sau khi nghe lãnh đạo huyện Kỳ Anh, ngành chức năng báo cáo công tác triển khai phòng chống bão số 2, Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng, tâm bão đã di chuyển nhưng hậu quả để lại vô cùng nặng nề.
Phó Thủ tướng Chính phủ chia sẻ khó khăn với nhân dân Hà Tĩnh nói chung, huyện Kỳ Anh nói riêng, đồng thời yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành chức năng tiếp tục tập trung cao độ để ứng phó, không chủ quan với diễn biến tiếp theo của mưa lũ.
“Trước mắt tập trung thăm hỏi các gia đình bị thiệt hại, đồng thời ưu tiên hỗ trợ thuốc men, lương thực để người dân ổn định cuộc sống; sớm khôi phục hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh và sản xuất”, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Lãnh đạo tỉnh, ngành chức năng cần theo dõi sát diễn biến hoàn lưu sau bão để tiếp tục sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, vùng nguy hiểm.
Theo thống kê sơ bộ của ngành chức năng Hà Tĩnh, đến chiều 15-9, mưa bão đã khiến trên 62.500 nhà dân bị đổ, tốc mái, nặng nhất là thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh; 29 thôn với gần 4.700 hộ dân của 4 huyện vùng ven biển, cửa sông bị ngập.
Đặc biệt, Quốc lộ 1A qua thị xã Kỳ Anh bị ách tắc nhiều giờ, nhiều tuyến giao thông liên xã thuộc các địa phương ven biển bị ngập sâu gây khó khăn cho việc đi lại.
Toàn tỉnh có trên 3.100ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có hơn 2.000 ha nước ngọt và 1.100ha mặn lợ (800ha tôm và 300ha nhuyễn thể) bị ngập, hư hại hoàn toàn; đặc biệt có khoảng 60 tấn tôm của Công ty Graumet ở xã Kỳ Phương đã đến kỳ thu hoạch nhưng chưa thu hoạch kịp bị thiệt hại nặng;
Gần 1.000 ha lúa mùa, nhiều diện tích rau màu bị ngập, hư hỏng; khoảng 8.000ha cây ăn quả bị hư hại, trong đó có 2.000 ha bưởi đang trong thời kỳ thu hoạch và 6.000 ha cam rất nhiều quả).
Cũng theo báo cáo sơ bộ được tổng hợp từ các địa phương, toàn tỉnh có 62.512 nhà dân bị đổ, tốc mái; trong đó thị xã Kỳ Anh 17.500 nhà, huyện Kỳ Anh 23.500 nhà, huyện Cẩm Xuyên 20.000 nhà, huyện Lộc Hà 749 nhà, huyện Nghi Xuân 50 nhà, huyện Thạch Hà 570 nhà, thành phố Hà Tĩnh 640 nhà, Đức Thọ 3 nhà, Hương Khê 1 nhà; nhiều trường học, trạm y tế và một số đơn vị, cơ quan bị tốc mái chưa thống kê hết.
Hệ thống điện thắp sáng toàn tỉnh bị tê liệt từ lúc 10 giờ sáng 15-9; riêng tại thị xã Kỳ Anh, bão làm đổ sập cột ăng-ten Đài Truyền hình và cột phát sóng Viettel làm mất liên lạc nhiều giờ.
Nhiều đoạn đê biển thuộc các huyện Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh bị nước tràn qua gây sạt và vỡ một số điểm: Tuyến đê biển Tả Nghèn - Lộc Hà bị vỡ và trôi cống Kho Muối và vỡ 25m đê; tuyến đê biển Cẩm Hà - Cẩm Lộc bị nước tràn qua với chiều dài trên 2km gây sạt lở, Ủy ban Nhân dân huyện đã huy động nhân lực, vật tư, phương tiện chống tràn an toàn; tuyến đê Đá Bạc, huyện Nghi Xuân nước biển tràn qua đê làm ngập nhà dân.
Tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ngay sau khi bão tan, cần rà soát, đánh giá cụ thể thiệt hại để có giải pháp khắc phục cả trước mắt cũng như lâu dài.
Trọng tâm trước mắt là huy động mọi lực lượng kịp thời hỗ trợ nhân dân sớm ổn định cuộc sống; khôi phục hệ thống điện, thông tin liên lạc để kịp thời phục vụ nhân dân và các ngành kinh tế.
Theo đánh giá, mặc dù cấp ủy, chính quyền các cấp ở Hà Tĩnh đã chỉ đạo các địa phương huy động lực lượng giúp dân, cố gắng hạn chế thấp nhất thiệt hại, nhưng bão số 10 là cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh nên thiệt hại còn lớn hơn nhiều./.
Phụ nữ Việt Nam - Lào - Campuchia xây đắp quan hệ hữu nghị hợp tác góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững  (15/09/2017)
Chú trọng công tác thi đua - khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy sự cống hiến của người lao động  (15/09/2017)
Góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng hiện nay  (15/09/2017)
Trang mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Ai Cập  (15/09/2017)
Phó Chủ tịch Quốc hội tham dự phiên họp Ban chấp hành AIPA-38  (15/09/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên