Phụ nữ Việt Nam - Lào - Campuchia xây đắp quan hệ hữu nghị hợp tác góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
TCCSĐT - Diễn đàn “Phụ nữ Việt Nam - Lào - Campuchia xây đắp quan hệ hữu nghị hợp tác góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030” đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15-9. Diễn đàn được tổ chức nhân kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào và kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia.
Tham dự diễn đàn có đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tưởng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương và gần 80 đại biểu là lãnh đạo nữ cấp cao, đại biểu Hội Phụ nữ và doanh nghiệp nữ của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, bài học trong lịch sử đấu tranh giành độc lập và phát triển của ba dân tộc chính là “đoàn kết là sức mạnh”. Trải qua bao thăng trầm, kề vai sát cánh bên nhau, nhân dân ba nước đã xây đắp nên tình hữu nghị gắn bó keo sơn, giành thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thành công trong công cuộc xây dựng, phát triển của mỗi nước, cũng như đóng góp vào hợp tác, phát triển và thịnh vượng chung của khu vực. Trong tình hữu nghị chung của ba dân tộc, mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, thân thiết của phụ nữ ba nước đã được khẳng định theo thời gian và ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Hội Phụ nữ của ba nước đã đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ vì độc lập dân tộc, vì bình đẳng giới và phát triển.
Đánh giá cao chủ đề của diễn đàn được tổ chức đúng dịp nhân dân ba nước kỷ niệm những mốc son lịch sử trong quan hệ hợp tác, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh trong các cam kết quốc tế và khu vực, vấn đề phụ nữ luôn được quan tâm, bình đẳng giới vừa được coi là mục tiêu, vừa là điều kiện của phát triển bền vững. Hiện nay, các mục phát triển bền vững luôn được đặc biệt quan tâm thúc đẩy ở các cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Điều này mang lại nhiều cơ hội để thúc đẩy xu thế hợp tác và phát triển, cũng như nâng cao vai trò và đóng góp của phụ nữ.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới, Hội Phụ nữ ba nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác, đề xuất các giải pháp ứng phó với các thách thức chung hiện nay, qua đó tạo điều kiện cho phụ nữ đóng góp bình đẳng trong các vấn đề kinh tế - xã hội. Đồng thời, với sự đổi mới tư duy, cách tiếp cận, phụ nữ ba nước sẽ hành động mạnh mẽ hơn để cùng vun đắp tình hữu nghị và thịnh vượng của ba nước, tạo nền tảng quan trọng cho một Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển bền vững, bao trùm.
Chia sẻ về kết quả các hoạt động hợp tác giữa Hội Phụ nữ ba nước trong thời gian qua, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: Trên cơ sở các Thỏa thuận hợp tác đã ký kết, Hội Phụ nữ ba nước đã thực hiện nhiều hoạt động giao lưu, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, đóng góp quan trọng vào giao lưu nhân dân và quan hệ hữu nghị, hợp tác ba nước nói chung. Trong đó, tổ chức Phụ nữ ba nước đã hợp tác hiệu quả ở nhiều lĩnh vực, như xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông thôn, đào tạo nghề và tạo việc làm cho phụ nữ, chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em gái, phát triển du lịch, hợp tác các vùng biên…; nhiều hoạt động hợp tác thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ đã được triển khai. Các chương trình, hợp tác phụ nữ ba nước gắn với các mục tiêu phát triển chung của khu vực, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới. Qua đó, vai trò và vị thế của phụ nữ ở ba nước ngày càng được nâng cao, phụ nữ ngày càng tham gia tích cực và toàn diện vào mọi mặt đời sống.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, từ những kết quả đó, tại diễn đàn lần này, Hội Phụ nữ ba nước tiếp tục trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ những đề xuất tạo điều kiện để phụ nữ ba nước phát huy vai trò, tăng cường giao lưu, phối hợp cùng thực hiện các cam kết quốc gia, khu vực và quốc tế về phát triển bền vững và bình đẳng giới.
Nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực, bà Inlavan Keobunphanh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào chia sẻ, từ lâu Chính phủ Lào đã có chính sách khuyến khích bình đẳng giới được thể hiện trong Hiến pháp, pháp luật, các văn bản pháp lý, cũng như trong việc tham gia các hiệp định, hiệp ước quốc tế có liên quan. Trên cương vị là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào đã tập hợp, đoàn kết và động viên, khuyến khích phụ nữ tham gia vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, phát huy quyền làm chủ của phụ nữ; đóng góp tích cực vào việc phát đấu thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác trong công tác phụ nữ ba nước Lào, Việt Nam, Campuchia với các nội dung hợp tác gắn với mục tiêu chung của khu vực, trong đó có mục tiêu phát triển bền vững gắn với việc hợp tác trong khu vực và quốc tế.
Khẳng định quan hệ hợp tác giữa phụ nữ ba nước ngày càng hiệu quả, bà Men Sam An, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia, Chủ tịch Hội Phụ nữ Campuchia vì Hòa bình và Phát triển bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới, sự hợp tác giữa Hội Phụ nữ ba nước tiếp tục phát triển, thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị; giữ vững những quan hệ hợp tác chiến lược, lâu dài, góp phần cùng Đảng, Chính phủ mỗi nước củng cố hợp tác giữa ba nước về mọi mặt; đóng góp cho mục tiêu xây dựng hòa bình, láng giềng tốt đẹp và phát triển triển kinh tế - xã hội ba nước, cũng như khu vực.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện các nội dung: Nâng cao quyền năng mọi mặt cho phụ nữ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và chính trị, phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em; hỗ trợ phụ nữ ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển tổ chức Hội Phụ nữ, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo; thúc đẩy du lịch, hợp tác quốc tế, giáo dục để thế hệ trẻ giữ gìn và phát triển quan hệ truyền thống hữu nghị hợp tác giữa phụ nữ ba nước...
Theo các đại biểu, trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở cấp độ quốc tế, khu vực đều lồng ghép yếu tố giới và có mục tiêu về bình đẳng giới. Ở cấp độ quốc gia, cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đều có khung pháp lý khá đầy đủ về bình đẳng giới và phát triển phụ nữ; đồng thời tham gia các cam kết quốc tế về quyền phụ nữ cũng như lồng ghép giới trong chiến lược, kế hoạch phát triển mỗi quốc gia.
Vì vậy, để tăng cường vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững, các đại biểu cho rằng, tổ chức Hội Phụ nữ của mỗi nước cần tích cực tham gia xây dựng hệ thống pháp luật về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, tích cực tham gia, thúc đẩy việc thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực về phát triển bền vững, thúc đẩy bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ; hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực mọi mặt và ứng phó với các thách thức toàn cầu; kịp thời chia sẻ thông tin, bài học kinh nghiệm trong hỗ trợ phụ nữ phát triển; xây dựng và triển khai các dự án phát triển phụ nữ ba nước… Đồng thời, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của phụ nữ trong thời đại mới./.
Chú trọng công tác thi đua - khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy sự cống hiến của người lao động  (15/09/2017)
Góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng hiện nay  (15/09/2017)
Trang mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Ai Cập  (15/09/2017)
Phó Chủ tịch Quốc hội tham dự phiên họp Ban chấp hành AIPA-38  (15/09/2017)
Thể chế pháp quyền của công dân và của Nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam  (15/09/2017)
Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội  (15/09/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên