Tuần hành lớn phản đối Brexit tại thủ đô London của Anh
23:02, ngày 09-09-2017
Ngày 09-9-2017, hàng nghìn người dân đã xuống đường tuần hành khắp khu vực trung tâm thủ đô London nhằm kêu gọi Chính phủ Anh "xem xét lại và từ bỏ Brexit," chỉ việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Đoàn người tràn vào quảng trường Trafalgar và tập trung trước Văn phòng Thủ tướng Anh Theresa May trước khi tụ tập bên ngoài tòa nhà Quốc hội. Sự kiện diễn ra hai ngày trước thời điểm Hạ viện Anh tiến hành bỏ phiếu thông qua "Dự luật Hủy bỏ" rút khỏi châu Âu vào ngày 11-9 tới.
Dự luật này là trọng tâm trong kế hoạch của Chính phủ Anh nhằm đưa London rời khỏi EU vào năm 2019, tạo cơ chế cho việc chấm dứt thẩm quyền của luật EU đối với Anh sau Brexit.
Dự luật sẽ chính thức chấm dứt tư cách thành viên EU của Anh, đồng thời đưa tất cả khoảng 12.000 đạo luật và quy định hiện hành của EU ra khỏi các bộ luật của nước Anh và chỉ tồn tại trong các bộ sách giáo khoa về luật của Anh.
Chính phủ của Thủ tướng May được kỳ vọng sẽ giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu này, song có thể sẽ phải đối mặt với sự phản đối kịch liệt từ phía các thành viên ủng hộ châu Âu trong đảng Bảo thủ. Trong khi đó, Thủ tướng May tiếp tục đối mặt trước những áp lực từ phe ủng hộ Brexit Bảo thủ với yêu cầu chính phủ cần phải đảm bảo một kế hoạch rõ ràng khi Anh rời khỏi EU vào tháng 3-2019.
Nước Anh đang trong giai đoạn "đếm ngược" để rời EU sau cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Sáu năm ngoái. Để có một cuộc "ly hôn" êm thấm, các quan chức EU và Anh đã thống nhất gặp nhau mỗi tháng bốn ngày tại Brussels để thảo về các điều khoản Brexit trước khi quyết định các bước tiếp theo vào tháng 10 tới, thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh EU.
Vòng đàm phán gần đây nhất và là vòng đàm phán thứ 3 giữa các quan chức EU và Anh kết thúc ngày 31-8 vừa qua./.
Dự luật này là trọng tâm trong kế hoạch của Chính phủ Anh nhằm đưa London rời khỏi EU vào năm 2019, tạo cơ chế cho việc chấm dứt thẩm quyền của luật EU đối với Anh sau Brexit.
Dự luật sẽ chính thức chấm dứt tư cách thành viên EU của Anh, đồng thời đưa tất cả khoảng 12.000 đạo luật và quy định hiện hành của EU ra khỏi các bộ luật của nước Anh và chỉ tồn tại trong các bộ sách giáo khoa về luật của Anh.
Chính phủ của Thủ tướng May được kỳ vọng sẽ giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu này, song có thể sẽ phải đối mặt với sự phản đối kịch liệt từ phía các thành viên ủng hộ châu Âu trong đảng Bảo thủ. Trong khi đó, Thủ tướng May tiếp tục đối mặt trước những áp lực từ phe ủng hộ Brexit Bảo thủ với yêu cầu chính phủ cần phải đảm bảo một kế hoạch rõ ràng khi Anh rời khỏi EU vào tháng 3-2019.
Nước Anh đang trong giai đoạn "đếm ngược" để rời EU sau cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Sáu năm ngoái. Để có một cuộc "ly hôn" êm thấm, các quan chức EU và Anh đã thống nhất gặp nhau mỗi tháng bốn ngày tại Brussels để thảo về các điều khoản Brexit trước khi quyết định các bước tiếp theo vào tháng 10 tới, thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh EU.
Vòng đàm phán gần đây nhất và là vòng đàm phán thứ 3 giữa các quan chức EU và Anh kết thúc ngày 31-8 vừa qua./.
Pháp, Mỹ, Nhật kêu gọi quốc tế có phản ứng kiên quyết với Triều Tiên  (09/09/2017)
Chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do xả lũ hồ chứa thủy điện  (09/09/2017)
Ngày 10-9, mở thêm một cửa xả đáy ở thủy điện Sơn La, Hòa Bình  (09/09/2017)
Bế mạc Gặp gỡ hữu nghị thanh niên hai nước năm 2017  (09/09/2017)
Giao lưu hữu nghị giữa Đại sứ quán Việt Nam và Lào tại Đức  (09/09/2017)
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu điều tra, làm rõ vụ phá rừng tại Bình Định  (09/09/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển