Mỹ xác nhận đang trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc
20:36, ngày 17-08-2017
Cố vấn chiến lược của Tổng thống Mỹ Steve Bannon khẳng định Mỹ đang trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc; đồng thời cảnh báo rằng mặc dù Washington đang bị thất thế trong cuộc chiến này, song sẽ đáp trả mạnh mẽ đối với những hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc.
Trong bài phỏng vấn được đăng trên trang tin tức prospect.org ngày 16-8-2017, Cố vấn Bannon đã xác nhận về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc, nhận định rằng nếu Mỹ tiếp tục để thua trong cuộc chiến này, trong vòng tối đa là 10 năm nữa, nước này sẽ rơi vào tình trạng khó phục hồi.
Ông Banon tuyên bố Mỹ sẽ sử dụng Khoản 301 trong Đạo luật Thương mại 1974 nhằm chống lại việc Trung Quốc ép buộc các tập đoàn Mỹ đang kinh doanh tại nước này chuyển giao công nghệ và sau đó là khiếu nại về hành vi bán phá giá mặt hàng thép và nhôm của Trung Quốc.
Theo ông Bannon, Mỹ không cần phải nhượng bộ với Trung Quốc để giành được sự ủng hộ của Bắc Kinh về vấn đề Triều Tiên, bởi Bắc Kinh sẽ không hành động để kiềm chế Bình Nhưỡng.
Ông cho biết có thể sẽ cân nhắc một thỏa thuận, trong đó Trung Quốc ép Triều Tiên ngưng phát triển hạt nhân và Mỹ sẽ rút quân khỏi Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, một thỏa thuận như vậy dường như là xa vời. Quan chức này cũng bác bỏ khả năng Mỹ sẽ dùng giải pháp quân sự đối với Triều Tiên.
Về phần mình, phát biểu tại họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ thương mại Trung Quốc-Mỹ trong việc mang lại lợi ích cho đôi bên.
Theo bà Hoa Xuân Oánh, thực tế cho thấy sự hợp tác lâu dài giữa Trung Quốc và Mỹ đã đem lại những lợi ích thực sự cho người dân cả hai nước. Bà nêu rõ sẽ không có bên nào thắng trong cuộc chiến thương mại này và bày tỏ hy vọng rằng các bên liên quan sẽ chấm dứt việc nhìn nhận các vấn đề của thế kỷ 21 với tinh thần thế kỷ 19 hoặc 20.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14-8 vừa qua đã ký một sắc lệnh ủy quyền tiến hành điều tra cáo buộc về những vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ Mỹ của Trung Quốc.
Theo sắc lệnh này, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer được chỉ đạo xác định liệu các chính sách thương mại của Trung Quốc có ép buộc các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ cho nước này hay không.
Đáp lại, Bộ Thương mại Trung Quốc bày tỏ hy vọng Đại diện Thương mại Mỹ sẽ tôn trọng thực tế và hành động thận trọng.
Nếu phía Mỹ không tôn trọng các sự thực cơ bản và các quy định về thương mại đa phương, có các hành động gây tổn hại tới quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước, Trung Quốc sẽ có các biện pháp đáp trả phù hợp nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình./.
Ông Banon tuyên bố Mỹ sẽ sử dụng Khoản 301 trong Đạo luật Thương mại 1974 nhằm chống lại việc Trung Quốc ép buộc các tập đoàn Mỹ đang kinh doanh tại nước này chuyển giao công nghệ và sau đó là khiếu nại về hành vi bán phá giá mặt hàng thép và nhôm của Trung Quốc.
Theo ông Bannon, Mỹ không cần phải nhượng bộ với Trung Quốc để giành được sự ủng hộ của Bắc Kinh về vấn đề Triều Tiên, bởi Bắc Kinh sẽ không hành động để kiềm chế Bình Nhưỡng.
Ông cho biết có thể sẽ cân nhắc một thỏa thuận, trong đó Trung Quốc ép Triều Tiên ngưng phát triển hạt nhân và Mỹ sẽ rút quân khỏi Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, một thỏa thuận như vậy dường như là xa vời. Quan chức này cũng bác bỏ khả năng Mỹ sẽ dùng giải pháp quân sự đối với Triều Tiên.
Về phần mình, phát biểu tại họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ thương mại Trung Quốc-Mỹ trong việc mang lại lợi ích cho đôi bên.
Theo bà Hoa Xuân Oánh, thực tế cho thấy sự hợp tác lâu dài giữa Trung Quốc và Mỹ đã đem lại những lợi ích thực sự cho người dân cả hai nước. Bà nêu rõ sẽ không có bên nào thắng trong cuộc chiến thương mại này và bày tỏ hy vọng rằng các bên liên quan sẽ chấm dứt việc nhìn nhận các vấn đề của thế kỷ 21 với tinh thần thế kỷ 19 hoặc 20.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14-8 vừa qua đã ký một sắc lệnh ủy quyền tiến hành điều tra cáo buộc về những vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ Mỹ của Trung Quốc.
Theo sắc lệnh này, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer được chỉ đạo xác định liệu các chính sách thương mại của Trung Quốc có ép buộc các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ cho nước này hay không.
Đáp lại, Bộ Thương mại Trung Quốc bày tỏ hy vọng Đại diện Thương mại Mỹ sẽ tôn trọng thực tế và hành động thận trọng.
Nếu phía Mỹ không tôn trọng các sự thực cơ bản và các quy định về thương mại đa phương, có các hành động gây tổn hại tới quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước, Trung Quốc sẽ có các biện pháp đáp trả phù hợp nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia và Bộ trưởng An ninh Lào Somkeo Silavong  (17/08/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm chính thức Thái Lan  (17/08/2017)
Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội: Trao giải lần thứ 10, đánh dấu một thập kỷ tôn vinh những tình yêu Hà Nội  (17/08/2017)
Hạ viện Argentina ra mắt Nhóm Nghị sỹ hữu nghị với Việt Nam  (17/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay