Chiến tranh thương mại không phải là giải pháp cho Mỹ và Trung Quốc
Báo cáo cho biết thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ đã giảm trong thập niên qua (2006-2016), từ 837 tỷ USD xuống 753 tỷ USD một năm, hay từ 6% GDP xuống 4% GDP. Đặc biệt, nhờ thặng dư thương mại dịch vụ, tổng thâm hụt thương mại của Mỹ chỉ còn ở mức tương đương 2,7% GDP trong năm 2016.
Theo nhà kinh tế trưởng tại Trung Quốc của IIF, Gene Ma, mức thâm hụt thương mại như vậy cùng với tỷ lệ thất nghiệp thấp (4,3%) không phải là nhân tố "ủng hộ" Mỹ thực hiện chính sách bảo hộ.
Mặc dù Trung Quốc chiếm khoảng một nửa trong mức thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2016, bức tranh thương mại nhìn từ phía Trung Quốc có những điểm khác.
Từ năm 2007-2016, thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc giảm từ mức 10% GDP xuống 1,9% GDP, và thặng dư thương mại của nước này giảm từ 8,7% GDP xuống 2,2% GDP.
Theo báo cáo, Mỹ đã được hưởng lợi lớn từ quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Từ năm 2001-2016, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc tăng 3,5 lần, trong khi xuất khẩu của Mỹ tới Trung Quốc tăng gần 6 lần.
Trong lĩnh vực dịch vụ, thặng dư của Mỹ với Trung Quốc gia tăng. Trong thập niên qua, xuất khẩu dịch vụ của Mỹ tới Trung Quốc tăng 5 lần và thặng dư thương mại dịch vụ tăng 40 lần, đạt 57 tỷ USD năm 2016.
Báo cáo cảnh báo, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ gây thiệt hại cho các nhà chế tạo Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tới các nhà cung cấp và các nhà phân phối của Mỹ.
IIF khuyến nghị hai nước tăng cường phát huy các lợi thế cạnh tranh và tìm kiếm các cơ hội mới trong đầu tư và thương mại để giải quyết tình trạng mất cân bằng hiện nay./.
Đại sứ quán Việt Nam tại Lào quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ  (13/08/2017)
Kinh tế Nga được đánh giá phát triển ổn định bất chấp lệnh trừng phạt  (13/08/2017)
Tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng của đầu tư nước ngoài  (13/08/2017)
Tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng của đầu tư nước ngoài  (13/08/2017)
Các địa phương tích cực chuẩn bị năm học mới 2017-2018  (13/08/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên