Việt Nam đề xuất nhiều sáng kiến tăng cường hợp tác Mekong-Nhật Bản
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định cam kết của Việt Nam phối hợp cùng Nhật Bản và các nước Mekong triển khai thành công Chiến lược Tokyo 2015 và Kế hoạch hành động 2016-2018.
Nhằm hỗ trợ các nước Mekong tham gia ngày càng sâu vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, Phó Thủ tướng đề xuất phát triển các hành lang giao thông quốc tế và hệ thống logistics hiệu quả để khu vực Mekong thực sự là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và là cửa ngõ vào các thị trường lớn như Ấn Độ và ASEAN.
Bên cạnh đó, Nhật Bản hỗ trợ các nước Mekong chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh và tiết kiệm năng lượng; phát triển các nguồn năng lượng một cách tối ưu nhằm bảo đảm cân bằng giữa an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước và an ninh lương thực; quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong và ứng phó biến đổi khí hậu.
Nhật Bản cũng hỗ trợ các nước Mekong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng năng lực nghiên cứu và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và phục vụ quá trình công nghiệp hóa.
Tại hội nghị, các bên đã tập trung trao đổi về định hướng hợp tác trong thời gian tới và công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 9 dự kiến diễn ra vào tháng11 tới.
Các nước Mekong đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản trong thúc việc đẩy kết nối khu vực, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hạ tầng công nghiệp thông qua các sáng kiến như "Đối tác vì hạ tầng chất lượng cao," "Sáng kiến phát triển nguồn nhân lực công nghiệp", các khoản hỗ trợ phát triển chính thức.
Các Bộ trưởng bày tỏ quyết tâm tiếp tục thúc đẩy hợp tác Mekong-Nhật Bản vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực đồng thời nhấn mạnh sẽ phối hợp giải quyết các khó khăn trong kết nối hạ tầng "mềm" như thủ tục thông quan, nguồn nhân lực, đồng thời thúc đẩy phát triển hạ tầng chất lượng cao.
Các Bộ trưởng cũng khẳng định cam kết tăng cường hợp tác với Ủy hội sông Mekong và hợp tác công-tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hội nghị Bộ trưởng Mekong-Nhật Bản lần thứ 11 sẽ được tổ chức tại Singapore-nước Chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm 2018./.
Canada cam kết hỗ trợ Việt Nam giải quyết thách thức về môi trường  (06/08/2017)
Nga và Mỹ nhất trí đối thoại về Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn  (06/08/2017)
Mỹ kêu gọi chấm dứt các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông  (06/08/2017)
Nhật Bản tưởng niệm 72 năm thảm họa bom nguyên tử tại Hiroshima  (06/08/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên