Việt Nam và Indonesia thúc đẩy hợp tác đối tác chiến lược
Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Indonesia (19 đến 21-7), ngày 20-7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đến chào Chủ tịch đảng cầm quyền Dân chủ Indonesia Đấu tranh Megawati Soekarnoputri; làm việc với Chủ tịch Ủy ban Điều phối Đầu tư Thomas Lembong; dự và có bài phát biểu quan trọng tại Tọa đàm với nhóm chuyên gia cao cấp và doanh nhân Megawati Soekarnoputri.
Cuộc gặp với Chủ tịch Đảng cầm quyền Dân chủ Indonesia Đấu tranh Megawati diễn ra trong bầu không khí thân tình, ấm cúng. Hai bên đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược Việt Nam-Indonesia được xây dựng trên nền tảng vững chắc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno gây dựng và được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp.
Hai bên hài lòng ghi nhận những bước phát triển vững chắc trong quan hệ Việt Nam-Indonesia gần đây, đặc biệt khi hai nước nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược năm 2013; nhất trí tiếp tục đưa quan hệ hai nước vào chiều sâu thông qua các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao trong thời gian tới và thúc đẩy quan hệ hai nước trên tất cả các kênh về Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và giao lưu nhân dân.
Chủ tịch Megawati nhắc lại những ấn tượng tốt đẹp khi thăm Việt Nam trên cương vị Tổng thống Indonesia năm 2003, hai bên đã ký “Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác hữu nghị và toàn diện bước vào thế kỷ 21” và “Hiệp định Phân định ranh giới thềm lục địa," tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ hai nước trên các lĩnh vực quan trọng; khẳng định luôn ủng hộ quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Indonesia cho dù ở bất kỳ cương vị nào.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ trân trọng và đánh giá cao những đóng góp to lớn của cố Tổng thống Sukarno và bà chủ tịch đối với quan hệ Việt Nam-Indonesia; khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác chiến lược hai nước cả song phương và đa phương, đóng góp vào việc củng cố đoàn kết, thống nhất và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.
Tại Ủy ban Điều phối Đầu tư, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Chủ tịch Ủy ban Điều phối Đầu tư Thomat Lembong hài lòng ghi nhận hợp tác hai nước trên các lĩnh vực kinh tế-thương mại-đầu tư không ngừng được đẩy mạnh. Indonesia hiện là nhà đầu tư thứ 30 trong tổng số 119 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 61 dự án và tổng số vốn đạt gần 500 triệu USD.
Hai bên nhất trí Việt Nam và Indonesia còn nhiều dư địa để mở rộng đầu tư nhất là trong các lĩnh vực có tiềm năng như cơ sở hạ tầng, năng lượng, viễn thông, ngân hàng… trên cơ sở đó nhất trí khuyến khích các bộ, ngành liên quan và cộng đồng doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin, xúc tiến đầu tư, kết nối doanh nghiệp nhằm tìm kiếm các cơ hội hợp tác, liên doanh, liên kết, sáp nhập, giúp tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ASEAN, đóng góp vào việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc cải cách mở cửa, tái cơ cấu nền kinh tế, hỗ trợ tích cực cho khu vực tư nhân nhằm phát huy mọi nguồn nguồn lực, nâng cao sức cạnh tranh và đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Phó Thủ tướng đề nghị Indonesia tăng cường đầu tư vào Việt Nam, tham gia quá trình cải tổ, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu hệ thống tài chính-ngân hàng.
Chủ tịch Thomat Lembong đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội, coi đây là nguồn cảm hứng to lớn đối với các nước ASEAN khác.
Chủ tịch Thomat Lembong đánh giá việc Việt Nam làm chủ nhà APEC 2017 là cơ hội để tăng cường đoàn kết và hợp tác nội khối cũng như hợp tác giữa ASEAN và các nước đối thoại ở khu vực và Indonesia rất ủng hộ để Việt Nam thực hiện thành công vai trò nước chủ nhà APEC 2017.
Trước đó, cuộc tọa đàm với chủ đề “Sự chuyển dịch địa-chính trị, địa-kinh tế ở khu vực và ứng xử của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Indonesia, đã diễn ra.
Cuộc tọa đàm có sự tham gia của nhiều chuyên gia, học giả và các doanh nghiệp tiêu biểu của Indonesia, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan và một số doanh nghiệp Việt Nam.
Đến dự và phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh thế giới đang chứng kiến một quá trình dịch chuyển quyền lực mới với quy mô lớn chưa từng có trên toàn cầu từ đầu thế kỷ 21 đến nay và hiện đang diễn ra ngày một nhanh hơn, có nhiều nét mới, sâu rộng và phức tạp hơn, tác động sâu sắc tới tất cả các nước ở khu vực và trên thế giới.
Việt Nam, Indonesia và ASEAN chia sẻ nền tảng khá tương đồng về điều kiện kinh tế, xã hội, đồng thời cùng đang đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen. Việt Nam và Indonesia nói riêng và ASEAN nói chung cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác, củng cố đoàn kết nội khối, phối hợp chặt chẽ nhằm ứng phó tốt hơn với các thách thức, tranh thủ các cơ hội để phục vụ cho các mục tiêu an ninh, phát triển, cũng như đóng góp vào việc bảo đảm hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung ở khu vực./.
VietinBank tuyển dụng tập trung 77 chỉ tiêu tại Trụ sở chính  (20/07/2017)
Thủ tướng gợi mở 4 yếu tố để Bến Tre thu hút các nhà đầu tư "đại bàng"  (20/07/2017)
Phấn đấu làm nên một “Đồng Khởi kinh tế thời bình”  (20/07/2017)
Bộ Quốc phòng Lào míttinh kỷ niệm các ngày lễ lớn Việt Nam-Lào  (20/07/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên