Hoạt động trong ngày của các Phó thủ tướng
21:15, ngày 10-06-2017
TCCSĐT - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền về hiểm hoạ ma túy, giáo dục phổ biến kỹ năng sống để mọi người tự tin với lối sống lành mạnh, có hoài bão, không bị ma túy cám dỗ.
Sáng 10-6, tại thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự mít tinh nhân Tháng hành động phòng, chống ma túy và Ngày quốc tế và toàn dân phòng, chống ma tuý (26-6) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Bộ Công an và tỉnh Bắc Giang tổ chức.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nêu rõ, từ năm 1998, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lấy ngày 26-6 hằng năm làm Ngày quốc tế phòng, chống ma túy, hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng xã hội không ma túy. Hưởng ứng tinh thần đó, từ năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy tháng 6 là Tháng hành động phòng, chống ma túy hằng năm và ngày 26-6 là Ngày toàn dân phòng chống ma túy.
Thời gian qua, công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt, kiên trì và đạt được kết quả quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Thường trực cũng nêu rõ những hạn chế, yếu kém trong công tác này. Đó là tình hình tội phạm ma túy còn diễn biến phức tạp; xuất hiện nhiều loại ma túy mới, việc buôn bán vận chuyển ma túy, sản xuất ma túy tổng hợp gia tăng, người sử dụng và người nghiện ma túy tổng hợp tăng nhanh, nhất là trong thanh thiếu niên, gây bức xúc xã hội.
Hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy, Ngày quốc tế phòng, chống ma túy năm nay với chủ đề “Cộng đồng chung tay hỗ trợ người nghiện ma túy”, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện nghiêm Chỉ thị số 21/CT-TTg và Kết luận 96/KL-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống, kiểm soát ma túy trong tình hình mới. Tập trung chỉ đạo quyết liệt đưa nội dung phòng chống ma túy vào chương trình hoạt động, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền.
Các bộ, ngành tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách phòng, chống ma túy, điều trị, cai nghiện. Triển khai đồng bộ các giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về ma túy, phòng chống tội phạm ma túy, chỉ đạo mạnh mẽ việc đổi mới công tác cai nghiện. Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, học sinh sinh viên về hiểm hoạ ma túy, giáo dục phổ biến kỹ năng sống để mọi người tự tin với lối sống lành mạnh, có hoài bão, không bị ma túy cám dỗ.
“Chúng ta cần làm cho nhân dân hiểu điều trị, cai nghiện ma túy là quá trình lâu dài, phức tạp và có thể điều trị, cai nghiện được. Người nghiện ma túy cần được đối xử bình đẳng, không kỳ thị, phân biệt, cần được yêu thương, giúp đỡ, tạo các điều kiện hòa nhập cộng đồng”, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh.
Đặc biệt, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các tỉnh, thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy, tăng cường công tác cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng, tổ chức các điểm tư vấn, điều trị nghiện, các chính sách về dạy nghề tạo việc làm, xuất khẩu lao động để thanh niên có cơ hội tự tạo việc làm, tự lập xây dựng cuộc sống mới, tránh xa ma túy.
Phó Thủ tướng Thường trực giao nhiệm vụ cho các lực lượng công an, hải quan, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng phải đóng vai trò chủ lực trong đấu tranh phòng, chống ma túy, phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa việc lạm dụng các chất gây nghiện, chất hướng thần, sử dụng sai mục đích các loại tiền chất.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần rà soát cụ thể tình hình tệ nạn ma túy ở địa phương, đổi mới giải pháp, nỗ lực, khẩn trương thực hiện quyết định 2596/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đổi mới công tác cai nghiện đến năm 2020.
Phó Thủ tướng Thường trực cũng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, đặc biệt các tổ chức ở cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, tạo ra các phong trào rộng khắp, thiết thực ở địa phương trong công tác phòng chống ma túy.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các tổ chức và cá nhân tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ, tạo nguồn lực thực hiện công tác phòng chống ma túy, cai nghiện, tạo việc làm cho người nghiện sau cai để công tác này đi vào chiều sâu và có hiệu quả.
**Sáng cùng ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập đã khảo sát về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, buổi làm việc với thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất nước sẽ có ý nghĩa quan trọng cho đoàn công tác đánh giá việc thực hiện các cơ chế chính sách đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập thời gian qua, báo cáo và đề xuất với Trung ương các giải pháp đẩy mạnh đổi mới cơ chế hoạt động đơn vị sự nghiệp công giai đoạn tới.
Phó Thủ tướng mong muốn Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá khả năng đáp ứng các dịch vụ công của hệ thống đơn vị sự nghiệp hiện nay với người dân, doanh nghiệp; các giải pháp của địa phương trong giảm đầu mối, biên chế đi liền với giảm chi thường xuyên; tìm ra phương thức chi trả của Nhà nước hiệu quả qua các phương thức cấp phát, đấu thầu- đặt hàng dịch vụ công; mô hình quản lý về mặt Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm cho biết trong 5 năm qua, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế viên chức trên địa bàn đều tăng, từ 1.765 đơn vị lên 1.871 đơn vị (tăng 106 đơn vị), trong khi số đơn vị tự chủ được chi thường xuyên chỉ tăng 13 đơn vị lên 172 đơn vị. Về biên chế, số lượng người làm việc tăng 11.421 người, hiện đang ở mức 118.609 người. Nguyên nhân là do tăng dân số cơ học quá nhanh nên Thành phố phải mở rộng trường lớp, xây dựng mới trường, bệnh viện cũng như thành lập các đơn vị mới và bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho các đơn vị.
Tuy số lượng đơn vị sự nghiệp và biên chế tăng trong những năm qua nhưng Giám đốc Sở Tài chính Phan Thị Thanh cho biết tỷ lệ chi thường xuyên của Thành phố dự kiến sẽ giảm từ 53% (năm 2016) xuống còn 48% vào cuối năm nay.
Bà Phan Thị Thanh cho biết tới năm 2018, toàn Thành phố sẽ có 55 bệnh viện sẽ tự chủ được chi phí thường xuyên. Còn với các trung tâm, trạm y tế thì phải hoàn thiện đầu tư thêm chứ chưa tự chủ được.
Đối với các đơn vị sự nghiệp ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch, tới năm 2021 có từ 30 - 40% đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên. Các đơn vị sự nghiệp thuộc các lĩnh vực khác sẽ có khoảng 60% bảo đảm chi thường xuyên.
Riêng với giáo dục, hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập chiếm 76% tổng số đơn vị công lập trên địa bàn. Hiện nay mới có 0,7% tổng số đơn vị giáo dục công lập bảo đảm chi thường xuyên.
Phó Giám đốc Sở Nội vụ Lê Văn Làm cho biết năm học tới số học sinh vào lớp 1 tăng khoảng 60.000 em. Sở Nội vụ đã xây dựng vị trí việc làm, bổ sung số lượng người làm việc trong lĩnh vực giáo dục và y tế, đã trình Bội Nội vụ nhưng hiện nay Bộ chưa giao số lượng người làm việc cho Thành phố nên Thành phố tạm giao số lượng người làm việc cho trường học, bệnh viện để đủ giáo viên, bác sỹ cho các cơ sở giáo dục, y tế đã được đầu tư xây dựng mới.
Tuy nhiên, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập lại phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, đáp ứng nhu cầu đáng kể của xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động; trình độ và tỷ lệ đào tạo học sinh, sinh viên ngày càng tăng; khám chữa bệnh, cấp cứu cho hàng triệu lượt người, góp phần giảm tải cho khối công lập,…
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết thêm Thành phố đã có đề án đẩy mạnh xã hội hóa trong y tế, giáo dục nhưng khó khăn hiện nay là các ngành phải có hướng dẫn thực hiện "nên làm không khéo thì bị thổi còi ngay”.
Thực tế, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện thí điểm hợp tác công tư (PPP) trong vận hành trạm y tế cấp phường, xã. Cụ thể, Ủy ban nhân dân Quận 3 đã thực hiện hợp tác công tư với một doanh nghiệp tư nhân trong vận hành Trạm y tế Phường 11.
Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về cơ chế hợp tác của hai bên, Trạm trưởng Trạm y tế Phường 11 cho biết ngoài việc doanh nghiệp này đầu tư thêm trang thiết bị máy móc (chụp X quang, Citi,…) thì hai bên còn phối hợp thực hiện y tế dự phòng (Nhà nước cấp toàn bộ vật tư y tế dự phòng và kinh phí truyền thông), khám chữa bệnh theo quy định của Nhà nước và dịch vụ chất lượng cao. “Chúng tôi không tách bạch công tư mà hỗ trợ bổ trợ nhau, lợi nhuận thu được qua khám chữa bệnh thì được tái đầu tư cho Trạm”, Trạm trưởng cho biết.
Đánh giá đây là mô hình thí điểm hứa hẹn nhiều lợi ích cho xã hội, song Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng chủ trương của chính quyền là không được phân biệt đối xử đơn vị sự nghiệp nào là công hay tư nhưng phải rành mạch công - tư trong hợp tác, phân chia nguồn thu cho hợp lý và nghiên cứu xây dựng một pháp nhân cho kiểu hợp tác này.
Trưởng Ban Chỉ đạo Vương Đình Huệ cũng đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng danh mục các loại hình dịch vụ công cần sử dụng 100% ngân sách Nhà nước và danh mục dịch vụ công không sử dụng ngân sách để làm tiền đề cho các đơn vị sự nghiệp công lập triển khai đổi mới hoạt động.
Phó Thủ tướng cũng chia sẻ việc thực hiện tự chủ tài chính trong hoàn cảnh hiện nay là không dễ do liên quan tới việc thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công và các vấn đề bảo đảm các yếu tố kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. Đi liền với đó là tăng cường yêu cầu giám sát của Nhà nước của các bộ, ngành, địa phương và tự quản lý của các đơn vị sự nghiệp công./.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nêu rõ, từ năm 1998, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lấy ngày 26-6 hằng năm làm Ngày quốc tế phòng, chống ma túy, hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng xã hội không ma túy. Hưởng ứng tinh thần đó, từ năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy tháng 6 là Tháng hành động phòng, chống ma túy hằng năm và ngày 26-6 là Ngày toàn dân phòng chống ma túy.
Thời gian qua, công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt, kiên trì và đạt được kết quả quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Thường trực cũng nêu rõ những hạn chế, yếu kém trong công tác này. Đó là tình hình tội phạm ma túy còn diễn biến phức tạp; xuất hiện nhiều loại ma túy mới, việc buôn bán vận chuyển ma túy, sản xuất ma túy tổng hợp gia tăng, người sử dụng và người nghiện ma túy tổng hợp tăng nhanh, nhất là trong thanh thiếu niên, gây bức xúc xã hội.
Hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy, Ngày quốc tế phòng, chống ma túy năm nay với chủ đề “Cộng đồng chung tay hỗ trợ người nghiện ma túy”, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện nghiêm Chỉ thị số 21/CT-TTg và Kết luận 96/KL-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống, kiểm soát ma túy trong tình hình mới. Tập trung chỉ đạo quyết liệt đưa nội dung phòng chống ma túy vào chương trình hoạt động, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền.
Các bộ, ngành tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách phòng, chống ma túy, điều trị, cai nghiện. Triển khai đồng bộ các giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về ma túy, phòng chống tội phạm ma túy, chỉ đạo mạnh mẽ việc đổi mới công tác cai nghiện. Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, học sinh sinh viên về hiểm hoạ ma túy, giáo dục phổ biến kỹ năng sống để mọi người tự tin với lối sống lành mạnh, có hoài bão, không bị ma túy cám dỗ.
“Chúng ta cần làm cho nhân dân hiểu điều trị, cai nghiện ma túy là quá trình lâu dài, phức tạp và có thể điều trị, cai nghiện được. Người nghiện ma túy cần được đối xử bình đẳng, không kỳ thị, phân biệt, cần được yêu thương, giúp đỡ, tạo các điều kiện hòa nhập cộng đồng”, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh.
Đặc biệt, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các tỉnh, thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy, tăng cường công tác cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng, tổ chức các điểm tư vấn, điều trị nghiện, các chính sách về dạy nghề tạo việc làm, xuất khẩu lao động để thanh niên có cơ hội tự tạo việc làm, tự lập xây dựng cuộc sống mới, tránh xa ma túy.
Phó Thủ tướng Thường trực giao nhiệm vụ cho các lực lượng công an, hải quan, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng phải đóng vai trò chủ lực trong đấu tranh phòng, chống ma túy, phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa việc lạm dụng các chất gây nghiện, chất hướng thần, sử dụng sai mục đích các loại tiền chất.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần rà soát cụ thể tình hình tệ nạn ma túy ở địa phương, đổi mới giải pháp, nỗ lực, khẩn trương thực hiện quyết định 2596/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đổi mới công tác cai nghiện đến năm 2020.
Phó Thủ tướng Thường trực cũng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, đặc biệt các tổ chức ở cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, tạo ra các phong trào rộng khắp, thiết thực ở địa phương trong công tác phòng chống ma túy.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các tổ chức và cá nhân tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ, tạo nguồn lực thực hiện công tác phòng chống ma túy, cai nghiện, tạo việc làm cho người nghiện sau cai để công tác này đi vào chiều sâu và có hiệu quả.
**Sáng cùng ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập đã khảo sát về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, buổi làm việc với thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất nước sẽ có ý nghĩa quan trọng cho đoàn công tác đánh giá việc thực hiện các cơ chế chính sách đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập thời gian qua, báo cáo và đề xuất với Trung ương các giải pháp đẩy mạnh đổi mới cơ chế hoạt động đơn vị sự nghiệp công giai đoạn tới.
Phó Thủ tướng mong muốn Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá khả năng đáp ứng các dịch vụ công của hệ thống đơn vị sự nghiệp hiện nay với người dân, doanh nghiệp; các giải pháp của địa phương trong giảm đầu mối, biên chế đi liền với giảm chi thường xuyên; tìm ra phương thức chi trả của Nhà nước hiệu quả qua các phương thức cấp phát, đấu thầu- đặt hàng dịch vụ công; mô hình quản lý về mặt Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm cho biết trong 5 năm qua, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế viên chức trên địa bàn đều tăng, từ 1.765 đơn vị lên 1.871 đơn vị (tăng 106 đơn vị), trong khi số đơn vị tự chủ được chi thường xuyên chỉ tăng 13 đơn vị lên 172 đơn vị. Về biên chế, số lượng người làm việc tăng 11.421 người, hiện đang ở mức 118.609 người. Nguyên nhân là do tăng dân số cơ học quá nhanh nên Thành phố phải mở rộng trường lớp, xây dựng mới trường, bệnh viện cũng như thành lập các đơn vị mới và bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho các đơn vị.
Tuy số lượng đơn vị sự nghiệp và biên chế tăng trong những năm qua nhưng Giám đốc Sở Tài chính Phan Thị Thanh cho biết tỷ lệ chi thường xuyên của Thành phố dự kiến sẽ giảm từ 53% (năm 2016) xuống còn 48% vào cuối năm nay.
Bà Phan Thị Thanh cho biết tới năm 2018, toàn Thành phố sẽ có 55 bệnh viện sẽ tự chủ được chi phí thường xuyên. Còn với các trung tâm, trạm y tế thì phải hoàn thiện đầu tư thêm chứ chưa tự chủ được.
Đối với các đơn vị sự nghiệp ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch, tới năm 2021 có từ 30 - 40% đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên. Các đơn vị sự nghiệp thuộc các lĩnh vực khác sẽ có khoảng 60% bảo đảm chi thường xuyên.
Riêng với giáo dục, hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập chiếm 76% tổng số đơn vị công lập trên địa bàn. Hiện nay mới có 0,7% tổng số đơn vị giáo dục công lập bảo đảm chi thường xuyên.
Phó Giám đốc Sở Nội vụ Lê Văn Làm cho biết năm học tới số học sinh vào lớp 1 tăng khoảng 60.000 em. Sở Nội vụ đã xây dựng vị trí việc làm, bổ sung số lượng người làm việc trong lĩnh vực giáo dục và y tế, đã trình Bội Nội vụ nhưng hiện nay Bộ chưa giao số lượng người làm việc cho Thành phố nên Thành phố tạm giao số lượng người làm việc cho trường học, bệnh viện để đủ giáo viên, bác sỹ cho các cơ sở giáo dục, y tế đã được đầu tư xây dựng mới.
Tuy nhiên, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập lại phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, đáp ứng nhu cầu đáng kể của xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động; trình độ và tỷ lệ đào tạo học sinh, sinh viên ngày càng tăng; khám chữa bệnh, cấp cứu cho hàng triệu lượt người, góp phần giảm tải cho khối công lập,…
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết thêm Thành phố đã có đề án đẩy mạnh xã hội hóa trong y tế, giáo dục nhưng khó khăn hiện nay là các ngành phải có hướng dẫn thực hiện "nên làm không khéo thì bị thổi còi ngay”.
Thực tế, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện thí điểm hợp tác công tư (PPP) trong vận hành trạm y tế cấp phường, xã. Cụ thể, Ủy ban nhân dân Quận 3 đã thực hiện hợp tác công tư với một doanh nghiệp tư nhân trong vận hành Trạm y tế Phường 11.
Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về cơ chế hợp tác của hai bên, Trạm trưởng Trạm y tế Phường 11 cho biết ngoài việc doanh nghiệp này đầu tư thêm trang thiết bị máy móc (chụp X quang, Citi,…) thì hai bên còn phối hợp thực hiện y tế dự phòng (Nhà nước cấp toàn bộ vật tư y tế dự phòng và kinh phí truyền thông), khám chữa bệnh theo quy định của Nhà nước và dịch vụ chất lượng cao. “Chúng tôi không tách bạch công tư mà hỗ trợ bổ trợ nhau, lợi nhuận thu được qua khám chữa bệnh thì được tái đầu tư cho Trạm”, Trạm trưởng cho biết.
Đánh giá đây là mô hình thí điểm hứa hẹn nhiều lợi ích cho xã hội, song Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng chủ trương của chính quyền là không được phân biệt đối xử đơn vị sự nghiệp nào là công hay tư nhưng phải rành mạch công - tư trong hợp tác, phân chia nguồn thu cho hợp lý và nghiên cứu xây dựng một pháp nhân cho kiểu hợp tác này.
Trưởng Ban Chỉ đạo Vương Đình Huệ cũng đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng danh mục các loại hình dịch vụ công cần sử dụng 100% ngân sách Nhà nước và danh mục dịch vụ công không sử dụng ngân sách để làm tiền đề cho các đơn vị sự nghiệp công lập triển khai đổi mới hoạt động.
Phó Thủ tướng cũng chia sẻ việc thực hiện tự chủ tài chính trong hoàn cảnh hiện nay là không dễ do liên quan tới việc thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công và các vấn đề bảo đảm các yếu tố kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. Đi liền với đó là tăng cường yêu cầu giám sát của Nhà nước của các bộ, ngành, địa phương và tự quản lý của các đơn vị sự nghiệp công./.
Tăng cường quan hệ truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam - Cuba  (10/06/2017)
Hướng tới xây dựng Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực  (10/06/2017)
Quần chúng nhân dân - Nhân tố quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự  (10/06/2017)
Hàn Quốc: Tân Tổng thống liệu có tân chính sách  (09/06/2017)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên