Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước trong khu vực trên lĩnh vực biến đổi khí hậu
21:45, ngày 11-05-2017
TCCSĐT - Ngày 11-5-2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã có buổi tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphanh Phengkhammy, Phó Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Thái Lan (Quốc hội Thái Lan) Peerasak Porjit, nhân dịp sang Việt Nam tham sự Hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á-Thái Bình Dương về “Ứng phó với biến đổi khí hậu - hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững".
Tại buổi tiếp lãnh đạo Quốc hội các nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng chân thành cám ơn Quốc hội Lào và Quốc hội Thái Lan đã cử Đoàn cán bộ cấp cao tham dự Hội nghị, đồng thời nhấn mạnh, sự tham dự của Đoàn Quốc hội Lào và Đoàn Quốc hội Thái Lan góp phần quan trọng vào sự thành công của hội nghị quan trọng này. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện đang ảnh hưởng rất nặng nề. Việt Nam luôn lắng nghe, học tập kinh nghiệm của các nước trong giải quyết, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Liên quan đến vấn đề môi trường trong khu vực, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng mong muốn, Lào quan tâm, hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề điều tiết, sử dụng nguồn nước ở sông Mekong. Đây là vấn đề cần chủ động bàn thảo trong Ủy hội sông Mekong, khi con sông này chảy qua nhiều quốc gia. Việt Nam là nước cuối cùng hưởng nguồn nước của sông Mekong. Do tác động của biến đổi khí hậu, nguồn nước sông Mekong đổ về giảm đã khiến cho đồng bằng sông Cửu Long bị mặn xâm nhập ăn sâu vào trong đất liền, vì vậy Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng mong muốn Thái Lan có những đóng góp tích cực trong vấn đề này.
Cám ơn lãnh đạo Quốc hội Việt Nam đã dành thời gian tiếp đoàn, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphanh Phengkhammy, Phó Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Thái Lan Peerasak Porjit đánh giá cao các nội dung được đưa ra thảo luận tại Hội nghị chuyên đề này và cho rằng, Việt Nam đã chuẩn bị rất kỹ về công tác tổ chức đến các nội dung cụ thể. Đây là những vấn đề rất quan trọng, phù hợp trong tình hình hiện nay, đặc biệt là những nội dung liên quan đến khu vực Đông Nam Á nói chung, Lào và Thái Lan nói riêng.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphanh Phengkhammy, những nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu đã được Lào đưa vào các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, trong đó mục tiêu phòng, chống thiên tai được nêu cao. Còn Phó Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Thái Lan Peerasak Porjit đánh giá cao Việt Nam đã tổ chức chu đáo Hội nghị chuyên đề của IPU, đồng thời cho biết, Quốc hội Thái Lan rất coi trọng hội nghị này.
Trong bối cảnh Việt Nam - Lào đang hướng tới tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, 40 năm Ngày ký Hiệp định Hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào, cũng như trong suốt 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan, mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước bạn nước rất hiệu quả. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định quan hệ Việt Nam-Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vui mừng trước sự phát triển nhanh chóng, bền vững của Lào. Trong hoạt động Quốc hội, Lào và Việt Nam đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trên các diễn đàn nghị viện thế giới cũng như các hoạt động trao đổi đoàn đại biểu cấp cao, địa phương.
Cùng với đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, kể từ ngày thiết lập ngoại giao, 40 năm qua quan hệ giữa Việt Nam - Thái Lan luôn phát triển tốt đẹp. Việt Nam đánh giá cao vai trò của Thái Lan trong ASEAN. Hiện Thái Lan là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam trong ASEAN, đặc biệt hai bên hợp tác trên biển rất tốt, quan tâm đến ngư dân cũng như phát triển nghề cá. Quốc hội, Chính phủ Thái Lan cũng dành những tình cảm tốt đẹp và tạo điều kiện cho kiều bào Việt Nam sinh sống và làm việc tại Thái Lan.
Tại buổi làm việc, cả Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphanh Phengkhammy và Phó Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Thái Lan Peerasak Porjit Peerasak Porjit đều tin tưởng, trong thời gian tới, Quốc hội Việt Nam - Lào, Việt Nam - Thái Lan có thể trao đổi, thảo luận những về đề hai bên cùng quan tâm, qua đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên tiếp tục được mở rộng và phát triển hơn nữa./.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tiếp thân mật Trưởng đoàn, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphan Phengkhammy. Ảnh: TTXVN |
Liên quan đến vấn đề môi trường trong khu vực, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng mong muốn, Lào quan tâm, hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề điều tiết, sử dụng nguồn nước ở sông Mekong. Đây là vấn đề cần chủ động bàn thảo trong Ủy hội sông Mekong, khi con sông này chảy qua nhiều quốc gia. Việt Nam là nước cuối cùng hưởng nguồn nước của sông Mekong. Do tác động của biến đổi khí hậu, nguồn nước sông Mekong đổ về giảm đã khiến cho đồng bằng sông Cửu Long bị mặn xâm nhập ăn sâu vào trong đất liền, vì vậy Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng mong muốn Thái Lan có những đóng góp tích cực trong vấn đề này.
Cám ơn lãnh đạo Quốc hội Việt Nam đã dành thời gian tiếp đoàn, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphanh Phengkhammy, Phó Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Thái Lan Peerasak Porjit đánh giá cao các nội dung được đưa ra thảo luận tại Hội nghị chuyên đề này và cho rằng, Việt Nam đã chuẩn bị rất kỹ về công tác tổ chức đến các nội dung cụ thể. Đây là những vấn đề rất quan trọng, phù hợp trong tình hình hiện nay, đặc biệt là những nội dung liên quan đến khu vực Đông Nam Á nói chung, Lào và Thái Lan nói riêng.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphanh Phengkhammy, những nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu đã được Lào đưa vào các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, trong đó mục tiêu phòng, chống thiên tai được nêu cao. Còn Phó Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Thái Lan Peerasak Porjit đánh giá cao Việt Nam đã tổ chức chu đáo Hội nghị chuyên đề của IPU, đồng thời cho biết, Quốc hội Thái Lan rất coi trọng hội nghị này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tiếp Trưởng đoàn, Phó Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Porjit Peehsak. Ảnh: TTXVN |
Trong bối cảnh Việt Nam - Lào đang hướng tới tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, 40 năm Ngày ký Hiệp định Hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào, cũng như trong suốt 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan, mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước bạn nước rất hiệu quả. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định quan hệ Việt Nam-Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vui mừng trước sự phát triển nhanh chóng, bền vững của Lào. Trong hoạt động Quốc hội, Lào và Việt Nam đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trên các diễn đàn nghị viện thế giới cũng như các hoạt động trao đổi đoàn đại biểu cấp cao, địa phương.
Cùng với đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, kể từ ngày thiết lập ngoại giao, 40 năm qua quan hệ giữa Việt Nam - Thái Lan luôn phát triển tốt đẹp. Việt Nam đánh giá cao vai trò của Thái Lan trong ASEAN. Hiện Thái Lan là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam trong ASEAN, đặc biệt hai bên hợp tác trên biển rất tốt, quan tâm đến ngư dân cũng như phát triển nghề cá. Quốc hội, Chính phủ Thái Lan cũng dành những tình cảm tốt đẹp và tạo điều kiện cho kiều bào Việt Nam sinh sống và làm việc tại Thái Lan.
Tại buổi làm việc, cả Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphanh Phengkhammy và Phó Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Thái Lan Peerasak Porjit Peerasak Porjit đều tin tưởng, trong thời gian tới, Quốc hội Việt Nam - Lào, Việt Nam - Thái Lan có thể trao đổi, thảo luận những về đề hai bên cùng quan tâm, qua đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên tiếp tục được mở rộng và phát triển hơn nữa./.
Khối Thi đua các cơ quan của Đảng tổ chức Hội nghị tập huấn, trao đổi nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng năm 2017  (11/05/2017)
Tổng Công ty điện lực miền Bắc: Phát động Tháng An toàn vệ sinh lao động lần thứ nhất năm 2017  (11/05/2017)
Chuẩn bị các nội dung quan trọng cho Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội khóa XIV  (11/05/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên