Việt Nam dự cuộc họp của Ủy ban chấp hành IPU 136 tại Bangladesh
23:54, ngày 01-04-2017
Trong hai ngày 30 và 31-3-2017, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Bangabandhu ở trung tâm thủ đô Dhaka của Bangladesh, cuộc họp lần thứ 275 của Ủy ban chấp hành Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 136 (IPU 136) đã diễn ra dưới sự chủ tọa của Chủ tịch IPU Saber Hossain Chowdhury.
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam, thành viên Ban Chấp hành IPU Nguyễn Văn Giàu đã tham dự và có bài phát biểu tại cuộc họp.
Cuộc họp lần này đã thông qua chương trình nghị sự, báo cáo tóm tắt cuộc họp lần thứ 274 tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 21, 22 và 26-10-2016; nghe báo cáo hoạt động của Chủ tịch, báo cáo thường niên của Tổng thư ký về các hoạt động của IPU năm 2016; thông báo tóm tắt về chương trình Đại hội đồng 136, báo cáo về những sự chuyển dịch nhân sự trong Ban Thư ký; thảo luận về một số vấn đề liên quan tới thành viên và quy chế quan sát viên của IPU; các vấn đề tài chính, thực hiện Chiến lược IPU giai đoạn 2017-2021.
Cuộc họp cũng thảo luận về sự hợp tác với các cơ quan của Liên hợp quốc; công tác chuẩn bị cho phiên họp lần thứ 200 của Hội đồng điều hành IPU; xem xét và đưa ra khuyến nghị đối với những yêu cầu đăng cai tổ chức Đại hội đồng IPU trong tương lai; xem xét, rà soát lại và khuyến nghị đối với danh sách các hoạt động, hội nghị liên nghị viện trong thời gian tới; về Đại hội đồng lần thứ 137 tổ chức tại thành phố Saint Petersburg (Nga) từ ngày 14 đến ngày 18-10-2017; sửa đổi quy chế và Điều lệ của IPU; xây dựng một chương trình nghị sự dự kiến cho phiên họp 201 của Hội đồng điều hành; bổ nhiệm 6 Phó Chủ tịch cùng một số công việc khác.
Bên cạnh đó, cuộc họp lần này còn tập trung nghiên cứu và thảo luận về 3 vấn đề quan trọng, bao gồm đề xuất thành lập Trung tâm công nghệ cao Nghị viện đặt ở Geneva với nhiều đầu mối kết nối với các nghị viện trên toàn cầu; thảo luận về việc kỷ niệm 20 năm Tuyên ngôn dân chủ toàn cầu; thảo luận về nâng cao sự tham gia của thanh niên tại IPU.
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đã nhấn mạnh đến bình đẳng giới và tôn trọng quyền của phụ nữ.
Đại diện Quốc hội Việt Nam cho biết trong năm vừa qua, IPU đã rất tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, trao thêm quyền cho phụ nữ. Những hoạt động được đề cập trong bản báo cáo đã góp phần cho sự phát triển bền vững và toàn diện ở mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Ông cho rằng phụ nữ ngày càng tích cực và đóng vai trò quan trọng hơn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước cũng như trong duy trì hòa bình và an ninh, trong các quy trình kiến tạo hòa bình, hoạt động tái thiết và trong cả những nỗ lực đối phó với những thách thức toàn cầu.
Việt Nam đánh giá cao việc Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội và ra tuyên bố phản ánh những cam kết và hành động của các quốc hội, nhằm thúc đẩy bình đẳng giới vì một thế giới bền vững, thịnh vượng và phát triển tốt đẹp hơn.
Về các cuộc họp liên nghị viện trong tương lai, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho hay IPU mong muốn huy động các nước hướng tới chương trình nghị sự phát triển toàn cầu, nhất quán với tinh thần của IPU 132 tại Hà Nội là “Biến lời nói thành hành động." Ông cũng gửi lời chúc mừng tới ngài Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU vì đã nỗ lực thúc đẩy sự can dự của các quốc hội trong thực hiện chương trình nghị sự phát triển.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết để song hành cùng IPU trong công tác chống biến đổi khí hậu và giảm rủi ro thảm họa, Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị chuyên đề của IPU khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 11 đến ngày 13-5 tới, với chủ đề “Ứng phó với biến đổi khí hậu-hành động của các nhà lập pháp để thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.”
Ông khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Ban thư ký IPU để tổ chức thành công hội nghị trên, từ đó hướng tới việc tổ chức thêm nhiều cuộc thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm cũng như những khuyến nghị. Phía Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh các đại biểu tới tham dự hội nghị./.
Cuộc họp lần này đã thông qua chương trình nghị sự, báo cáo tóm tắt cuộc họp lần thứ 274 tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 21, 22 và 26-10-2016; nghe báo cáo hoạt động của Chủ tịch, báo cáo thường niên của Tổng thư ký về các hoạt động của IPU năm 2016; thông báo tóm tắt về chương trình Đại hội đồng 136, báo cáo về những sự chuyển dịch nhân sự trong Ban Thư ký; thảo luận về một số vấn đề liên quan tới thành viên và quy chế quan sát viên của IPU; các vấn đề tài chính, thực hiện Chiến lược IPU giai đoạn 2017-2021.
Cuộc họp cũng thảo luận về sự hợp tác với các cơ quan của Liên hợp quốc; công tác chuẩn bị cho phiên họp lần thứ 200 của Hội đồng điều hành IPU; xem xét và đưa ra khuyến nghị đối với những yêu cầu đăng cai tổ chức Đại hội đồng IPU trong tương lai; xem xét, rà soát lại và khuyến nghị đối với danh sách các hoạt động, hội nghị liên nghị viện trong thời gian tới; về Đại hội đồng lần thứ 137 tổ chức tại thành phố Saint Petersburg (Nga) từ ngày 14 đến ngày 18-10-2017; sửa đổi quy chế và Điều lệ của IPU; xây dựng một chương trình nghị sự dự kiến cho phiên họp 201 của Hội đồng điều hành; bổ nhiệm 6 Phó Chủ tịch cùng một số công việc khác.
Bên cạnh đó, cuộc họp lần này còn tập trung nghiên cứu và thảo luận về 3 vấn đề quan trọng, bao gồm đề xuất thành lập Trung tâm công nghệ cao Nghị viện đặt ở Geneva với nhiều đầu mối kết nối với các nghị viện trên toàn cầu; thảo luận về việc kỷ niệm 20 năm Tuyên ngôn dân chủ toàn cầu; thảo luận về nâng cao sự tham gia của thanh niên tại IPU.
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đã nhấn mạnh đến bình đẳng giới và tôn trọng quyền của phụ nữ.
Đại diện Quốc hội Việt Nam cho biết trong năm vừa qua, IPU đã rất tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, trao thêm quyền cho phụ nữ. Những hoạt động được đề cập trong bản báo cáo đã góp phần cho sự phát triển bền vững và toàn diện ở mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Ông cho rằng phụ nữ ngày càng tích cực và đóng vai trò quan trọng hơn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước cũng như trong duy trì hòa bình và an ninh, trong các quy trình kiến tạo hòa bình, hoạt động tái thiết và trong cả những nỗ lực đối phó với những thách thức toàn cầu.
Việt Nam đánh giá cao việc Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội và ra tuyên bố phản ánh những cam kết và hành động của các quốc hội, nhằm thúc đẩy bình đẳng giới vì một thế giới bền vững, thịnh vượng và phát triển tốt đẹp hơn.
Về các cuộc họp liên nghị viện trong tương lai, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho hay IPU mong muốn huy động các nước hướng tới chương trình nghị sự phát triển toàn cầu, nhất quán với tinh thần của IPU 132 tại Hà Nội là “Biến lời nói thành hành động." Ông cũng gửi lời chúc mừng tới ngài Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU vì đã nỗ lực thúc đẩy sự can dự của các quốc hội trong thực hiện chương trình nghị sự phát triển.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết để song hành cùng IPU trong công tác chống biến đổi khí hậu và giảm rủi ro thảm họa, Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị chuyên đề của IPU khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 11 đến ngày 13-5 tới, với chủ đề “Ứng phó với biến đổi khí hậu-hành động của các nhà lập pháp để thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.”
Ông khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Ban thư ký IPU để tổ chức thành công hội nghị trên, từ đó hướng tới việc tổ chức thêm nhiều cuộc thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm cũng như những khuyến nghị. Phía Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh các đại biểu tới tham dự hội nghị./.
Đêm biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt-Hàn  (01/04/2017)
Vấn đề Brexit: Anh cần duy trì thương mại phi thuế quan với EU  (01/04/2017)
Việt Nam nỗ lực hết sức mình để thúc đẩy sáng kiến liên kết ASEAN  (01/04/2017)
Tổng thống Mỹ nỗ lực tái định hình chính sách thương mại  (01/04/2017)
77 doanh nghiệp được tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2016  (01/04/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên