Tiếp tục các hoạt động của Nhà vua Akihito tại Việt Nam
00:06, ngày 03-03-2017
TCCSĐT - Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28-02 đến ngày 05-3, sáng 02-3, Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko đã có cuộc giao lưu với các cựu sinh viên Việt Nam từng học tập tại Nhật Bản. Cuộc giao lưu ý nghĩa này diễn ra tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản ân cần thăm hỏi từng cựu sinh viên Việt Nam đã học tập tại Nhật Bản. Những câu thăm hỏi của Nhà vua và Hoàng hậu thật dung dị, gần gũi, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với cuộc sống, việc học tập của các cựu sinh viên Việt Nam trong những ngày ở Nhật Bản; sự chia sẻ về kinh nghiệm học tiếng Nhật Bản, công việc hiện tại của mỗi cựu sinh viên khi trở về đất nước... Nhà vua và Hoàng hậu đã chuyển lời cảm ơn tới các cựu sinh viên Việt Nam đã từng học tại Nhật Bản - cầu nối cho quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước; mong muốn từng cựu sinh viên, trên lĩnh vực học tập, công tác hiện tại, tiếp tục có những đóng góp thiết thực, hữu ích, vun đắp cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Nhật Bản - Việt Nam.
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), cô giáo Ngô Minh Thủy, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, Chủ tịch Câu lạc bộ Cựu du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, vinh dự là một trong các đại biểu có mặt tại buổi giao lưu. Đã từng du học tại Nhật Bản trong 4 năm từ 1997 - 2001, nhưng hôm nay là một ngày vui đặc biệt đối với cô giáo Ngô Minh Thủy.
Cô giáo Ngô Minh Thủy nhận thấy Nhà vua và Hoàng hậu rất gần gũi, thân thiện. Những câu hỏi của Nhà vua và Hoàng hậu đặt ra rất gần với cuộc sống. Nhà vua hỏi cô học tập ở bên Nhật bao nhiêu lâu, hiện trong công việc có điều gì gắn kết mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản hay không? Còn Hoàng hậu thì quan tâm trong thời gian học có gì khó khăn không, ấn tượng gì khi học tập tại Nhật Bản?...
Với tư cách là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản và là Chủ tịch Câu lạc bộ Cựu du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, cô cho biết từ khi thành lập đến nay, với phương châm hỗ trợ cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác, Hội đã tổ chức rất nhiều hoạt động hữu ích như giao lưu văn hóa giữa hai nước; giao lưu giáo dục, thông qua tổ chức UNESCO Nhật Bản; tổ chức hội thảo giáo dục Nhật Bản hằng năm với hàng nghìn học sinh, sinh viên tham gia... qua đó đã mang lại hàng nghìn cơ hội du học cho các em học sinh Việt Nam…
Cho biết Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam rất coi trọng hoạt động của câu lạc bộ, cô Ngô Minh Thủy chắc chắn sau này Câu lạc bộ sẽ có thêm nhiều hoạt động có ích hơn nữa, góp phần thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển tốt…
Bạn Trần Diệu Anh (Trường Đại học Việt-Nhật) không giấu nổi sự xúc động pha lẫn niềm tự hào khi lần đầu tiên được gặp mặt Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản.
Diệu Anh cho biết đang học thạc sỹ tại Trường Đại học Việt-Nhật, ngôi trường được đầu tư bởi nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản. Diệu Anh mong muốn sau khi tốt nghiệp sẽ tiếp tục được làm các công việc góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, qua đó vun đắp cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia.
Chủ tịch đầu tiên của câu lạc bộ Cựu du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, hiện nay là Chủ tịch danh dự của Câu lạc bộ, ông Nghiêm Vũ Khải cảm nhận đây là niềm vinh dự rất lớn đối với cá nhân mình. Theo cách nhìn của ông, cuộc giao lưu thể hiện sự quan tâm của Nhà vua và Hoàng hậu đối với đất nước Việt Nam, đặc biệt trong việc giao lưu con người, đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam và đào tạo những thế hệ nối tiếp nhau để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện, sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Trong không khí ấm áp của cuộc gặp mặt, các cựu sinh viên Việt Nam từng học tập tại Nhật Bản đều chung một mong muốn, qua công việc mình đang làm sẽ tiếp tục có những đóng góp thiết thức, xây đắp mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản.
Trưa cùng ngày, Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko đã gặp gia đình các cựu binh Nhật đang sống tại Việt Nam.
** Chiều cùng ngày, Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko đã tới tham quan Bảo tàng Sinh học thuộc Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) - nơi lưu giữ hai hiện vật là cá bống trắng và gà Onagadori do Hoàng gia Nhật Bản tặng.
Là người say mê nghiên cứu các loài cá nước ngọt, Nhà vua Nhật Bản Akihito đã phát hiện ra giống cá bống trắng mới trên thế giới tại một nhánh sông Cần Thơ, khi làm luận án tiến sỹ nghiên cứu về cá ở miền Nam Việt Nam những năm 1970. Năm 1976, ngài đã gửi tặng tiêu bản mẫu cá bống này cho Bảo tàng Động vật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Bảo tàng Sinh học, Đại học Khoa học tự nhiên). Hiện tiêu bản này vẫn được bảo quản tại Bảo tàng.
Trong chuyến tham quan Bảo tàng Sinh học, Nhà vua Akihito và Hoàng hậu Michiko bày tỏ vui mừng khi tiêu bản này vẫn được giữ và bảo quản từ khi được trao tặng. Nhà vua Akihito cho biết, ngay khi phát hiện ra giống cá bống trắng mới tại một nhánh sông Cần Thơ, ngài đã đưa giống cá bống này gửi tới các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản để kiểm nghiệm xem đây có phải là giống cá bống mới trên thế giới không. Sau đó, khi các nhà khoa học chứng minh đây là giống cá bống trắng mới trên thế giới, Nhà vua đã quyết định gửi tặng tiêu bản này cho Việt Nam.
Ngoài giống cá bống trắng, hiện Bảo tàng Sinh học còn lưu giữ hiện vật gà Onagadori, thuộc giống gà quý ở Nhật Bản, là quà tặng của Hoàng tử Nhật Bản Akishino ngày 17-8-2012.
Bên cạnh những mẫu hiện vật do Hoàng gia Nhật Bản tặng, Nhà vua Akihito còn quan tâm đến nhiều mẫu hiện vật khác tại bảo tàng, tìm hiểu về số lượng các loài động thực vật được trưng bày, nhất là những loài quý hiếm và sự tồn tại của các loài này trên thế giới hiện nay.
Bảo tàng Sinh học thuộc khoa Sinh học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, là Bảo tàng Sinh học đầu tiên ở Đông Dương, được thành lập năm 1926. Hiện nay, Bảo tàng Sinh học nằm trong hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.
Tại đây hiện lưu trữ, bảo tồn hàng trăm nghìn mẫu động vật, thực vật của Việt Nam sưu tầm từ cuối thế kỷ 19 đến nay, trong đó có cả vật mẫu của các vùng địa lý khác nhau trên thế giới do nguyên thủ quốc gia, các nhà khoa học và các bảo tàng nước ngoài tặng.
Từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng Sinh học luôn giữ vai trò là “phòng thí nghiệm” tự nhiên tốt nhất, phục vụ cho giảng dạy và đào tạo. Hàng năm, khoảng 1.000 lượt khách từ các trường đại học, cao đẳng, phổ thông, các viện nghiên cứu, các bảo tàng… trong nước và nước ngoài đến tham quan, làm việc, học tập, nghiên cứu tại Bảo tàng Sinh học. /.
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), cô giáo Ngô Minh Thủy, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, Chủ tịch Câu lạc bộ Cựu du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, vinh dự là một trong các đại biểu có mặt tại buổi giao lưu. Đã từng du học tại Nhật Bản trong 4 năm từ 1997 - 2001, nhưng hôm nay là một ngày vui đặc biệt đối với cô giáo Ngô Minh Thủy.
Cô giáo Ngô Minh Thủy nhận thấy Nhà vua và Hoàng hậu rất gần gũi, thân thiện. Những câu hỏi của Nhà vua và Hoàng hậu đặt ra rất gần với cuộc sống. Nhà vua hỏi cô học tập ở bên Nhật bao nhiêu lâu, hiện trong công việc có điều gì gắn kết mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản hay không? Còn Hoàng hậu thì quan tâm trong thời gian học có gì khó khăn không, ấn tượng gì khi học tập tại Nhật Bản?...
Với tư cách là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản và là Chủ tịch Câu lạc bộ Cựu du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, cô cho biết từ khi thành lập đến nay, với phương châm hỗ trợ cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác, Hội đã tổ chức rất nhiều hoạt động hữu ích như giao lưu văn hóa giữa hai nước; giao lưu giáo dục, thông qua tổ chức UNESCO Nhật Bản; tổ chức hội thảo giáo dục Nhật Bản hằng năm với hàng nghìn học sinh, sinh viên tham gia... qua đó đã mang lại hàng nghìn cơ hội du học cho các em học sinh Việt Nam…
Cho biết Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam rất coi trọng hoạt động của câu lạc bộ, cô Ngô Minh Thủy chắc chắn sau này Câu lạc bộ sẽ có thêm nhiều hoạt động có ích hơn nữa, góp phần thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển tốt…
Bạn Trần Diệu Anh (Trường Đại học Việt-Nhật) không giấu nổi sự xúc động pha lẫn niềm tự hào khi lần đầu tiên được gặp mặt Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản.
Diệu Anh cho biết đang học thạc sỹ tại Trường Đại học Việt-Nhật, ngôi trường được đầu tư bởi nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản. Diệu Anh mong muốn sau khi tốt nghiệp sẽ tiếp tục được làm các công việc góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, qua đó vun đắp cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia.
Chủ tịch đầu tiên của câu lạc bộ Cựu du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, hiện nay là Chủ tịch danh dự của Câu lạc bộ, ông Nghiêm Vũ Khải cảm nhận đây là niềm vinh dự rất lớn đối với cá nhân mình. Theo cách nhìn của ông, cuộc giao lưu thể hiện sự quan tâm của Nhà vua và Hoàng hậu đối với đất nước Việt Nam, đặc biệt trong việc giao lưu con người, đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam và đào tạo những thế hệ nối tiếp nhau để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện, sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Trong không khí ấm áp của cuộc gặp mặt, các cựu sinh viên Việt Nam từng học tập tại Nhật Bản đều chung một mong muốn, qua công việc mình đang làm sẽ tiếp tục có những đóng góp thiết thức, xây đắp mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản.
Trưa cùng ngày, Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko đã gặp gia đình các cựu binh Nhật đang sống tại Việt Nam.
** Chiều cùng ngày, Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko đã tới tham quan Bảo tàng Sinh học thuộc Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) - nơi lưu giữ hai hiện vật là cá bống trắng và gà Onagadori do Hoàng gia Nhật Bản tặng.
Là người say mê nghiên cứu các loài cá nước ngọt, Nhà vua Nhật Bản Akihito đã phát hiện ra giống cá bống trắng mới trên thế giới tại một nhánh sông Cần Thơ, khi làm luận án tiến sỹ nghiên cứu về cá ở miền Nam Việt Nam những năm 1970. Năm 1976, ngài đã gửi tặng tiêu bản mẫu cá bống này cho Bảo tàng Động vật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Bảo tàng Sinh học, Đại học Khoa học tự nhiên). Hiện tiêu bản này vẫn được bảo quản tại Bảo tàng.
Trong chuyến tham quan Bảo tàng Sinh học, Nhà vua Akihito và Hoàng hậu Michiko bày tỏ vui mừng khi tiêu bản này vẫn được giữ và bảo quản từ khi được trao tặng. Nhà vua Akihito cho biết, ngay khi phát hiện ra giống cá bống trắng mới tại một nhánh sông Cần Thơ, ngài đã đưa giống cá bống này gửi tới các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản để kiểm nghiệm xem đây có phải là giống cá bống mới trên thế giới không. Sau đó, khi các nhà khoa học chứng minh đây là giống cá bống trắng mới trên thế giới, Nhà vua đã quyết định gửi tặng tiêu bản này cho Việt Nam.
Ngoài giống cá bống trắng, hiện Bảo tàng Sinh học còn lưu giữ hiện vật gà Onagadori, thuộc giống gà quý ở Nhật Bản, là quà tặng của Hoàng tử Nhật Bản Akishino ngày 17-8-2012.
Bên cạnh những mẫu hiện vật do Hoàng gia Nhật Bản tặng, Nhà vua Akihito còn quan tâm đến nhiều mẫu hiện vật khác tại bảo tàng, tìm hiểu về số lượng các loài động thực vật được trưng bày, nhất là những loài quý hiếm và sự tồn tại của các loài này trên thế giới hiện nay.
Bảo tàng Sinh học thuộc khoa Sinh học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, là Bảo tàng Sinh học đầu tiên ở Đông Dương, được thành lập năm 1926. Hiện nay, Bảo tàng Sinh học nằm trong hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.
Tại đây hiện lưu trữ, bảo tồn hàng trăm nghìn mẫu động vật, thực vật của Việt Nam sưu tầm từ cuối thế kỷ 19 đến nay, trong đó có cả vật mẫu của các vùng địa lý khác nhau trên thế giới do nguyên thủ quốc gia, các nhà khoa học và các bảo tàng nước ngoài tặng.
Từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng Sinh học luôn giữ vai trò là “phòng thí nghiệm” tự nhiên tốt nhất, phục vụ cho giảng dạy và đào tạo. Hàng năm, khoảng 1.000 lượt khách từ các trường đại học, cao đẳng, phổ thông, các viện nghiên cứu, các bảo tàng… trong nước và nước ngoài đến tham quan, làm việc, học tập, nghiên cứu tại Bảo tàng Sinh học. /.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn sân bay Paris  (03/03/2017)
Khai trừ Đảng nguyên Hiệu trưởng và Hiệu phó trường Nam Trung Yên  (02/03/2017)
APEC 2017: Thúc đẩy tăng trưởng vì lợi ích của tất cả người dân  (02/03/2017)
Toàn văn bài phát biểu của Nhật hoàng Akihito tại Quốc yến  (02/03/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay