Hoạt động của Nhà vua Nhật Bản Akihito trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
22:31, ngày 01-03-2017
TCCSĐT - Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước lần đầu tiên tới Việt Nam từ ngày 28-02 đến ngày 05-3.
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản là một sự kiện quan trọng, mang ý nghĩa biểu tượng, một dấu mốc lịch sử trong quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản là biểu tượng cao quý của đất nước và khối đoàn kết toàn dân Nhật Bản. Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản chỉ thực hiện các chuyến thăm nhân dịp kỷ niệm đặc biệt đối với các đối tác có quan hệ thân thiết với Nhật Bản. Nhà vua Akihito là người có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, ủng hộ các thành viên Hoàng gia Nhật Bản tăng cường giao lưu với Việt Nam.
Lịch sử quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã lưu lại nhiều dấu ấn trong hành trình gắn kết, giao lưu giữa hai dân tộc từ nhiều thế kỷ trước. Việt Nam và Nhật Bản là hai dân tộc giàu truyền thống, chia sẻ nhiều nét tương đồng về văn hóa, giá trị nhân văn, tinh thần tự lực, tự cường.
Những phát hiện khảo cổ cho thấy những dấu tích gốm sứ của Việt Nam thế kỷ 15-17 ở Okinawa và nhiều địa phương khác của Nhật Bản và đồ gốm Nhật Bản cũng được phát hiện trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Ngôi chùa Jomyo ở thành phố Nagoya hiện vẫn còn lưu giữ bức tranh Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ được vẽ trước năm 1640 của dòng họ Chaya mô tả một phần thương cảng Faifo-Hội An ngày nay của Việt Nam và thương thuyền của các nhà buôn Nhật Bản đến từ Nagasaki hồi thế kỷ 17 như một minh chứng sinh động cho sự khởi đầu giao thương giữa hai dân tộc.
Một số bậc chí sỹ yêu nước của Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20 cũng đã sang Nhật Bản tìm đường cứu nước và học hỏi những tiến bộ trong cải cách thời Minh Trị. Về văn hóa, Nhã nhạc cung đình Huế và Nhã nhạc cung đình Nhật Bản có mối liên hệ mật thiết.
Việt Nam và Nhật Bản đã xây dựng được mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp nhất từ trước đến nay, tin tưởng về chính trị, tăng cường hợp tác và hỗ trợ kinh tế, hợp tác tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Đó là nhận định chung được lãnh đạo hai nước đưa ra khi đánh giá về mối quan hệ đã có bề dày gần 45 năm phát triển.
Sáng 01-3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã chủ trì lễ đón Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu với nghi thức trọng thể.
Tham gia lễ đón, về phía Việt Nam có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung; Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường và Phu nhân. Về phía Nhật Bản có các đoàn viên chính thức tháp tùng Nhà vua và Hoàng hậu.
Sau lễ đón chính thức, sáng cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã hội kiến với Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu.
Trong bầu không khí thắm tình hữu nghị và ấm cúng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân nhiệt liệt chào mừng Nhà vua Akihito và Hoàng hậu lần đầu tiên có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong những ngày đầu Xuân mới, coi đây là chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước; bày tỏ tin tưởng rằng chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản sẽ góp phần tăng cường sự tin cậy, hiểu biết và tình cảm giữa nhân dân hai nước, qua đó phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới.
Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng cảm ơn sự quan tâm và tình cảm của Nhà vua Akihito, Hoàng hậu, Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản dành cho nhân dân Việt Nam trong thời gian qua. Nhà vua Akihito và Hoàng hậu bày tỏ vui mừng lần đầu tiên thăm Việt Nam; cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phu nhân, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Hai nhà Lãnh đạo cùng nhau điểm lại lịch sử giao lưu lâu dài giữa nhân dân hai nước có từ thế kỷ thứ 8 khi Đại sư Phật Triết của Việt Nam sang Nara - kinh đô đương thời của Nhật Bản để giao lưu Phật giáo, âm nhạc và các thuyền buôn của thương gia Nhật Bản tới phố cảng Hội An để giao thương vào thế kỷ 16 - 17. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ hài lòng và phấn khởi trước những bước phát triển nhanh chóng và tốt đẹp của quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong gần 45 năm qua và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước trong thời gian tới.
Nhà vua Nhật Bản Akihito cho rằng sự giao lưu trong lịch sử là nền tảng quan trọng để hai nước thúc đẩy hợp tác vì sự phát triển của mỗi nước và quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.
Cũng tại buổi hội kiến, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã giới thiệu với Nhà vua Akihito và Hoàng hậu về nền văn hóa Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu các tinh hoa của văn hóa thế giới; bày tỏ mong muốn được đón nhiều thành viên Hoàng gia Nhật Bản thăm Việt Nam vào năm 2018 - dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và cùng phía Việt Nam tham dự các sự kiện kỷ niệm.
Cũng trong buổi sáng, Nhà vua Akihito và Hoàng hậu đã tới đặt vòng hoa và viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chiều cùng ngày, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến với Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản. Tại buổi hội kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Nhà vua Nhật Bản bày tỏ vui mừng trước sự phát triển hết sức tốt đẹp của quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, trong đó hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân... ngày càng được tăng cường; khẳng định mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Nhật Bản phù hợp với mong muốn và lợi ích của nhân dân hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh hai nước Việt Nam và Nhật Bản có quan hệ lịch sử lâu đời, hai dân tộc gần gũi về văn hóa, cùng chia sẻ nhiều giá trị và quan tâm chung; bày tỏ cảm ơn Nhà vua, Hoàng hậu, Hoàng gia cũng như Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Nhật Bản luôn dành quan tâm hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xã hội, trong đó có nhiều công trình lớn như cầu Cần Thơ.
Nhà vua Nhật Bản cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm của Lãnh đạo, nhân dân Việt Nam và cho biết đã trông đợi chuyến thăm lần này từ lâu, bày tỏ mong muốn chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
Nhà Vua và Hoàng hậu Nhật Bản cũng chia sẻ với những khó khăn của nhân dân Việt Nam do tác động của biến đổi khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn và ô nhiễm môi trường. Hai bên nhất trí về việc các nước trên thế giới cần dành quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm sức khỏe và đời sống của người dân; chia sẻ nhận thức chung về tầm quan trọng của giáo dục đối với phát triển đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc Nhà vua và Hoàng hậu có chuyến thăm thành công, hiểu biết hơn về đất nước, con người Việt Nam và cảm nhận tình cảm hữu nghị, gắn bó giữa nhân dân hai nước.
Tối cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã chủ trì Quốc yến chào mừng Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu sang thăm cấp Nhà nước.
Trong diễn văn tại Quốc yến, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chào mừng Nhà vua Akihito và Hoàng hậu lần đầu tiên thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong những ngày Xuân đầu năm mới; khẳng định chuyến thăm là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản và được nhân dân Việt Nam mong chờ từ lâu.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất trong lịch sử. Năm 2018, Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng giữa hai nước đã có sự giao lưu từ hơn một nghìn năm trước. Đó là các giai điệu vũ nhạc Lâm Ấp theo chân Đại sư Phật Triết đến Cố đô Nara từ thế kỷ thứ 8; những Chu Ấn thuyền của các thương gia Nhật Bản đi từ Nagasaki đến Hội An vào thế kỷ 16; cuộc hôn nhân vượt khoảng cách địa lý giữa thương gia Araki Sotaro và công nương Ngọc Hoa vào thế kỷ 17.
Mối quan hệ lâu đời giữa hai nước tiếp tục được duy trì và phát triển khi hiện nay có khoảng 170.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại Nhật Bản, hơn 200.000 lượt khách du lịch Việt Nam tới Nhật Bản và hơn 700.000 lượt khách du lịch Nhật Bản sang Việt Nam trong năm 2016...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, sự tương đồng về văn hóa cùng những mối liên hệ lịch sử, tình cảm và lợi ích giữa nhân dân hai nước là nền tảng vững chắc của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Ngày nay, hai nước Việt Nam và Nhật Bản không chỉ là Đối tác chiến lược sâu rộng, mà còn là những người bạn chân thành, chia ngọt sẻ bùi với nhau. Nhân dân Việt Nam trân trọng đất nước, văn hóa và con người Nhật Bản, quan tâm, ủng hộ những nỗ lực của nhân dân Nhật Bản trong phát triển đất nước và đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng của thế giới.
“Khi Nhật Bản bị động đất, sóng thần tại vùng Đông Bắc vào tháng 3-2011, nhiều người dân Việt Nam, trong đó có cả cụ già và em nhỏ, dù chưa một lần đặt chân đến đất nước Phù Tang nhưng vẫn đồng cảm với nỗi đau và mong muốn được sẻ chia với những mất mát của người dân Nhật Bản. Về phía mình, các bạn Nhật Bản đã sát cánh cùng chúng tôi trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước trong nhiều năm qua”,Chủ tịch nước Trần Đại Quang chia sẻ.
Trích dẫn câu nói nổi tiếng của Nhà vua Minh Trị - người có công lớn canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại: “Việc có người bạn thân thiết luôn giúp đỡ nhau, rèn giũa hoàn thiện bản thân sẽ là sức mạnh khi ta vào đời”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, đối với Việt Nam ngày nay, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu, lâu dài và thực sự là “người bạn thân thiết”, hợp tác vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ cảm ơn những tình cảm tốt đẹp, sự quan tâm sâu sắc, sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả mà Nhà vua, Hoàng hậu, Hoàng gia cũng như Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam. “Mùa Xuân, mùa cây cối đâm chồi, nảy lộc đang về trên mọi miền của hai nước chúng ta. Tôi tin chắc rằng chuyến thăm Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng hậu sẽ mang đến một mùa Xuân mới cho quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ niềm tin.
Trong lời đáp từ, Nhà vua Akihito bày tỏ vui mừng lần đầu tiên thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam; cảm ơn tình cảm nồng nhiệt của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân dành cho Nhà vua và Hoàng hậu, cảm ơn sự đón tiếp chu đáo mà đất nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho Hoàng Thái tử, Hoàng tư và Công nương Nhật Bản khi tới thăm Việt Nam.
Đồng tình với ý kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang về các hoạt động giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản, Nhà vua Akihito chia sẻ, âm nhạc của Lâm Ấp từ thời thế kỷ thứ 8 hiện nay vẫn được biểu diễn trong những nhạc khúc của nhã nhạc Nhật Bản. Nhà vua Akihito chia sẻ niềm vui khi tiếng Nhật đang ngày càng được quan tâm ở Việt Nam, một số trường tiểu học đã bắt đầu áp dụng chương trình dạy tiếng Nhật; nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm hơn đến cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Hiện nay có khoảng 15.000 người Nhật Bản sinh sống ở Việt Nam; các sự kiện giao lưu, giới thiệu văn hóa Nhật Bản và Việt Nam được hai nước tổ chức thu hút đông đảo người dân đến thưởng thức âm nhạc, ẩm thực..., sự gần gũi về văn hóa được nâng cao, giao lưu nhân dân giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu.
Nhà vua Akihito bày tỏ vui mừng được tới thăm Huế - cố đô của Việt Nam và cũng là nơi Lâm Ấp một thời phồn thịnh, được dịp thưởng thức nhã nhạc Việt Nam, một loại hình âm nhạc cùng chia sẻ nguồn gốc với nhã nhạc của Nhật Bản. Nhà vua Akihito nhấn mạnh mong muốn chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu sẽ góp phần tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, gắn bó của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước./.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản là biểu tượng cao quý của đất nước và khối đoàn kết toàn dân Nhật Bản. Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản chỉ thực hiện các chuyến thăm nhân dịp kỷ niệm đặc biệt đối với các đối tác có quan hệ thân thiết với Nhật Bản. Nhà vua Akihito là người có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, ủng hộ các thành viên Hoàng gia Nhật Bản tăng cường giao lưu với Việt Nam.
Lịch sử quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã lưu lại nhiều dấu ấn trong hành trình gắn kết, giao lưu giữa hai dân tộc từ nhiều thế kỷ trước. Việt Nam và Nhật Bản là hai dân tộc giàu truyền thống, chia sẻ nhiều nét tương đồng về văn hóa, giá trị nhân văn, tinh thần tự lực, tự cường.
Những phát hiện khảo cổ cho thấy những dấu tích gốm sứ của Việt Nam thế kỷ 15-17 ở Okinawa và nhiều địa phương khác của Nhật Bản và đồ gốm Nhật Bản cũng được phát hiện trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Ngôi chùa Jomyo ở thành phố Nagoya hiện vẫn còn lưu giữ bức tranh Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ được vẽ trước năm 1640 của dòng họ Chaya mô tả một phần thương cảng Faifo-Hội An ngày nay của Việt Nam và thương thuyền của các nhà buôn Nhật Bản đến từ Nagasaki hồi thế kỷ 17 như một minh chứng sinh động cho sự khởi đầu giao thương giữa hai dân tộc.
Một số bậc chí sỹ yêu nước của Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20 cũng đã sang Nhật Bản tìm đường cứu nước và học hỏi những tiến bộ trong cải cách thời Minh Trị. Về văn hóa, Nhã nhạc cung đình Huế và Nhã nhạc cung đình Nhật Bản có mối liên hệ mật thiết.
Việt Nam và Nhật Bản đã xây dựng được mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp nhất từ trước đến nay, tin tưởng về chính trị, tăng cường hợp tác và hỗ trợ kinh tế, hợp tác tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Đó là nhận định chung được lãnh đạo hai nước đưa ra khi đánh giá về mối quan hệ đã có bề dày gần 45 năm phát triển.
Sáng 01-3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã chủ trì lễ đón Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu với nghi thức trọng thể.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Nhà vua Nhật Bản Akihito. Ảnh: TTXVN |
Tham gia lễ đón, về phía Việt Nam có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung; Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường và Phu nhân. Về phía Nhật Bản có các đoàn viên chính thức tháp tùng Nhà vua và Hoàng hậu.
Sau lễ đón chính thức, sáng cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã hội kiến với Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu.
Trong bầu không khí thắm tình hữu nghị và ấm cúng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân nhiệt liệt chào mừng Nhà vua Akihito và Hoàng hậu lần đầu tiên có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong những ngày đầu Xuân mới, coi đây là chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước; bày tỏ tin tưởng rằng chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản sẽ góp phần tăng cường sự tin cậy, hiểu biết và tình cảm giữa nhân dân hai nước, qua đó phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới.
Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng cảm ơn sự quan tâm và tình cảm của Nhà vua Akihito, Hoàng hậu, Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản dành cho nhân dân Việt Nam trong thời gian qua. Nhà vua Akihito và Hoàng hậu bày tỏ vui mừng lần đầu tiên thăm Việt Nam; cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phu nhân, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Hai nhà Lãnh đạo cùng nhau điểm lại lịch sử giao lưu lâu dài giữa nhân dân hai nước có từ thế kỷ thứ 8 khi Đại sư Phật Triết của Việt Nam sang Nara - kinh đô đương thời của Nhật Bản để giao lưu Phật giáo, âm nhạc và các thuyền buôn của thương gia Nhật Bản tới phố cảng Hội An để giao thương vào thế kỷ 16 - 17. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ hài lòng và phấn khởi trước những bước phát triển nhanh chóng và tốt đẹp của quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong gần 45 năm qua và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước trong thời gian tới.
Nhà vua Nhật Bản Akihito cho rằng sự giao lưu trong lịch sử là nền tảng quan trọng để hai nước thúc đẩy hợp tác vì sự phát triển của mỗi nước và quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.
Cũng tại buổi hội kiến, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã giới thiệu với Nhà vua Akihito và Hoàng hậu về nền văn hóa Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu các tinh hoa của văn hóa thế giới; bày tỏ mong muốn được đón nhiều thành viên Hoàng gia Nhật Bản thăm Việt Nam vào năm 2018 - dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và cùng phía Việt Nam tham dự các sự kiện kỷ niệm.
Cũng trong buổi sáng, Nhà vua Akihito và Hoàng hậu đã tới đặt vòng hoa và viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chiều cùng ngày, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến với Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản. Tại buổi hội kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Nhà vua Nhật Bản bày tỏ vui mừng trước sự phát triển hết sức tốt đẹp của quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, trong đó hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân... ngày càng được tăng cường; khẳng định mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Nhật Bản phù hợp với mong muốn và lợi ích của nhân dân hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến với Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko. Ảnh: TTXVN |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh hai nước Việt Nam và Nhật Bản có quan hệ lịch sử lâu đời, hai dân tộc gần gũi về văn hóa, cùng chia sẻ nhiều giá trị và quan tâm chung; bày tỏ cảm ơn Nhà vua, Hoàng hậu, Hoàng gia cũng như Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Nhật Bản luôn dành quan tâm hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xã hội, trong đó có nhiều công trình lớn như cầu Cần Thơ.
Nhà vua Nhật Bản cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm của Lãnh đạo, nhân dân Việt Nam và cho biết đã trông đợi chuyến thăm lần này từ lâu, bày tỏ mong muốn chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
Nhà Vua và Hoàng hậu Nhật Bản cũng chia sẻ với những khó khăn của nhân dân Việt Nam do tác động của biến đổi khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn và ô nhiễm môi trường. Hai bên nhất trí về việc các nước trên thế giới cần dành quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm sức khỏe và đời sống của người dân; chia sẻ nhận thức chung về tầm quan trọng của giáo dục đối với phát triển đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc Nhà vua và Hoàng hậu có chuyến thăm thành công, hiểu biết hơn về đất nước, con người Việt Nam và cảm nhận tình cảm hữu nghị, gắn bó giữa nhân dân hai nước.
Tối cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã chủ trì Quốc yến chào mừng Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu sang thăm cấp Nhà nước.
Trong diễn văn tại Quốc yến, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chào mừng Nhà vua Akihito và Hoàng hậu lần đầu tiên thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong những ngày Xuân đầu năm mới; khẳng định chuyến thăm là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản và được nhân dân Việt Nam mong chờ từ lâu.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Nhà vua Nhật Bản Akihito nâng ly chúc mừng tại Quốc yến. Ảnh: TTXVN |
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất trong lịch sử. Năm 2018, Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng giữa hai nước đã có sự giao lưu từ hơn một nghìn năm trước. Đó là các giai điệu vũ nhạc Lâm Ấp theo chân Đại sư Phật Triết đến Cố đô Nara từ thế kỷ thứ 8; những Chu Ấn thuyền của các thương gia Nhật Bản đi từ Nagasaki đến Hội An vào thế kỷ 16; cuộc hôn nhân vượt khoảng cách địa lý giữa thương gia Araki Sotaro và công nương Ngọc Hoa vào thế kỷ 17.
Mối quan hệ lâu đời giữa hai nước tiếp tục được duy trì và phát triển khi hiện nay có khoảng 170.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại Nhật Bản, hơn 200.000 lượt khách du lịch Việt Nam tới Nhật Bản và hơn 700.000 lượt khách du lịch Nhật Bản sang Việt Nam trong năm 2016...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, sự tương đồng về văn hóa cùng những mối liên hệ lịch sử, tình cảm và lợi ích giữa nhân dân hai nước là nền tảng vững chắc của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Ngày nay, hai nước Việt Nam và Nhật Bản không chỉ là Đối tác chiến lược sâu rộng, mà còn là những người bạn chân thành, chia ngọt sẻ bùi với nhau. Nhân dân Việt Nam trân trọng đất nước, văn hóa và con người Nhật Bản, quan tâm, ủng hộ những nỗ lực của nhân dân Nhật Bản trong phát triển đất nước và đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng của thế giới.
“Khi Nhật Bản bị động đất, sóng thần tại vùng Đông Bắc vào tháng 3-2011, nhiều người dân Việt Nam, trong đó có cả cụ già và em nhỏ, dù chưa một lần đặt chân đến đất nước Phù Tang nhưng vẫn đồng cảm với nỗi đau và mong muốn được sẻ chia với những mất mát của người dân Nhật Bản. Về phía mình, các bạn Nhật Bản đã sát cánh cùng chúng tôi trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước trong nhiều năm qua”,Chủ tịch nước Trần Đại Quang chia sẻ.
Trích dẫn câu nói nổi tiếng của Nhà vua Minh Trị - người có công lớn canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại: “Việc có người bạn thân thiết luôn giúp đỡ nhau, rèn giũa hoàn thiện bản thân sẽ là sức mạnh khi ta vào đời”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, đối với Việt Nam ngày nay, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu, lâu dài và thực sự là “người bạn thân thiết”, hợp tác vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ cảm ơn những tình cảm tốt đẹp, sự quan tâm sâu sắc, sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả mà Nhà vua, Hoàng hậu, Hoàng gia cũng như Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam. “Mùa Xuân, mùa cây cối đâm chồi, nảy lộc đang về trên mọi miền của hai nước chúng ta. Tôi tin chắc rằng chuyến thăm Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng hậu sẽ mang đến một mùa Xuân mới cho quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ niềm tin.
Trong lời đáp từ, Nhà vua Akihito bày tỏ vui mừng lần đầu tiên thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam; cảm ơn tình cảm nồng nhiệt của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân dành cho Nhà vua và Hoàng hậu, cảm ơn sự đón tiếp chu đáo mà đất nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho Hoàng Thái tử, Hoàng tư và Công nương Nhật Bản khi tới thăm Việt Nam.
Đồng tình với ý kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang về các hoạt động giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản, Nhà vua Akihito chia sẻ, âm nhạc của Lâm Ấp từ thời thế kỷ thứ 8 hiện nay vẫn được biểu diễn trong những nhạc khúc của nhã nhạc Nhật Bản. Nhà vua Akihito chia sẻ niềm vui khi tiếng Nhật đang ngày càng được quan tâm ở Việt Nam, một số trường tiểu học đã bắt đầu áp dụng chương trình dạy tiếng Nhật; nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm hơn đến cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Hiện nay có khoảng 15.000 người Nhật Bản sinh sống ở Việt Nam; các sự kiện giao lưu, giới thiệu văn hóa Nhật Bản và Việt Nam được hai nước tổ chức thu hút đông đảo người dân đến thưởng thức âm nhạc, ẩm thực..., sự gần gũi về văn hóa được nâng cao, giao lưu nhân dân giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu.
Nhà vua Akihito bày tỏ vui mừng được tới thăm Huế - cố đô của Việt Nam và cũng là nơi Lâm Ấp một thời phồn thịnh, được dịp thưởng thức nhã nhạc Việt Nam, một loại hình âm nhạc cùng chia sẻ nguồn gốc với nhã nhạc của Nhật Bản. Nhà vua Akihito nhấn mạnh mong muốn chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu sẽ góp phần tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, gắn bó của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước./.
Kỳ họp thứ hai Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021  (01/03/2017)
Quỹ bảo hiểm y tế vẫn bảo đảm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh  (01/03/2017)
Báo chí Nhật đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng hậu  (01/03/2017)
Thủ tướng: Cần có giải pháp quyết liệt để đạt tăng trưởng 6,7%  (01/03/2017)
Phiên họp thứ nhất Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”  (01/03/2017)
Một số nét về kinh tế thế giới năm 2016 và triển vọng năm 2017  (01/03/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên