Người nước ngoài chia sẻ những cảm nhận về Tết Việt Nam
Háo hức chờ Tết Việt
Chia sẻ về những cảm nhận của mình đối với Tết Nguyên đán của Việt Nam, Đại sứ Israel tại Việt Nam bà Meirav Eilon Shahar cho biết, bà rất thích cảm giác trước Tết, khi đường phố trở nên tấp nập hơn. Từng chậu đào, cành quất được để sau xe máy chở về nhà. Bà cảm thấy Tết ở Việt Nam rất thân thuộc và tương đồng với Tết của người Do Thái: đó là sự sum vầy, quây quần bên gia đình và người thân.
Trong chiều 18-01, Đại sứ đã đi thả cá chép để tiễn ông Công, ông Táo về trời theo truyền thống của người Việt Nam tại hồ Văn, thuộc khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội. Đại sứ đã cầu mong một năm mới sức khỏe, an lành, thành công cho nhân dân hai nước; một năm nhiều thành tựu trong quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Israel.
Vui mừng trước những bước tiến nổi bật trong quan hệ hữu nghị và hợp tác của hai nước, Đại sứ Israel Meirav Eilon Shahar cho biết: Các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước ngày càng được mở rộng, không chỉ về nông nghiệp mà còn về an ninh, quốc phòng, khoa học kỹ thuật... Hai chính phủ cũng đang nỗ lực thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do giữa hai nước.
Về mặt giáo dục- đào tạo, ngày có thêm nhiều khóa học, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm diễn ra ở cả Việt Nam và Israel dành cho học sinh, sinh viên và các cán bộ của Việt Nam.
Đại sứ Meirav Eilon Shahar cho rằng, tiềm năng hợp tác thương mại giữa hai nước là rất lớn, vẫn còn nhiều việc phải làm để đẩy mạnh hợp tác thương mại-đầu tư. Việt Nam cần xuất khẩu sang Israel nhiều hơn nữa, cần thêm nhiều đoàn doanh nghiệp sang tìm hiểu thị trường tiềm năng ở các lĩnh vực, thúc đẩy các cuộc gặp giữa các doanh nghiệp...
Trong năm 2017, hai Chính phủ sẽ nỗ lực hết mình để Hiệp định thương mại tự do giữa hai nước sớm được ký kết. Sau khi được ký kết, Hiệp định này sẽ tháo dỡ đáng kể các hàng rào thương mại và thúc đẩy thông thương từ cả hai phía.
Tết Việt rất thân thuộc
Đây là chia sẻ của Quyền Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga, Natalia Shafinskaia. Tết Đinh Dậu 2017 là năm thứ 6 chị Natalia Shafinkaia được hưởng không khí Tết Nguyên đán của Việt Nam.
Chị Natalia Shafinskaia cảm nhận Tết Việt rất gần gũi, thân thuộc. Chị cũng thích mua cây quất, cành đào để trang trí nhà, thích được mua và chuẩn bị nhiều quà tặng các đối tác, người thân của mình.
Chị Natalia Shafinskaia cho biết, gia đình hiện đang sống tại Hà Nội và rất yêu thích các món ăn Việt Nam, đặc biệt là món bánh chưng. “Nhiều nét văn hóa của Nga và Việt Nam rất giống nhau. Trong ngày Tết ở cả hai nước, các thành viên trong gia đình tụ họp đông đủ. Biểu tượng ngày Tết của Nga là cây thông trong khi ở Việt Nam là cành đào và cây quất. Người Nga cũng có những món ăn dành cho năm mới và ở Việt Nam cũng vậy. Người dân cũng ra đường đi chơi, chào đón năm mới. Tôi cảm thấy Tết Việt rất thân thuộc với mình. Việt Nam như quê hương thứ hai của tôi vậy,” chị Natalia Shafinskaia chia sẻ.
Chị Natalia Shafinskaia bộc bạch, Tết Đinh Dậu này, chị và gia đình đi dạo quanh bờ hồ vào đêm Giao thừa, xem không khí đón Tết qua truyền hình, cùng chúc những lời tốt đẹp nhất tới hai đất nước, hai quê hương của gia đình chị.
Bày tỏ mong muốn trong năm tới sẽ thực hiện được nhiều việc, góp phần tăng cường giao lưu văn hóa của hai nước Việt Nam - Liên bang Nga, chị Natalia Shafinskaia cho biết: Năm 2016 là năm đặc biệt thành công với Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và văn hóa.
Nhiều hoạt động, dự án được tổ chức thành công và gây tiếng vang lớn, đóng góp tiếng nói mạnh mẽ cho công tác gìn giữ, phát triển phong trào dạy và học tiếng Nga tại Việt Nam cũng như tại các quốc gia Đông Nam Á. Đồng thời, việc này cũng giúp duy trì dự án cung cấp hàng trăm suất học bổng của Chính phủ Nga tặng các học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam muốn sang tu nghiệp tại Liên bang Nga.
Chị Natalia Shafinskaia nhấn mạnh, trong năm 2017, dự kiến Chính phủ Nga tiếp tục trao hơn 900 suất học bổng, đáp ứng nhu cầu sang Nga học tập của các học sinh, sinh viên Việt Nam.
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác với các trường Trung học Phổ thông và trường Đại học Việt Nam đang giảng dạy tiếng Nga; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình học tập tiếng Nga cho khách du lịch, khách sạn và hướng dẫn viên du lịch...
Tận hưởng không khí lắng đọng Tết Hà Nội
Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Högberg cho biết, Tết Đinh Dậu này, ông cùng gia đình ăn Tết tại Hà Nội. Nhân dịp này, một vài gia đình người Việt đã mời gia đình Đại sứ đến chơi trong dịp Tết. Đây sẽ là cơ hội để ông và gia đình cảm nhận rõ nhất về Tết của người Việt.
Đại sứ Pereric Högberg đã nghe kể, ngày Tết tại Hà Nội sẽ vắng người và giao thông không còn đông đúc nên rất muốn được tận hưởng không khí lắng đọng của ngày Tết nơi đây.
Đại sứ Pereric Högberg cho biết, những ngày trước Tết, ông đã đến tư gia Nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống Lê Đình Nghiên tìm hiểu về dòng tranh dân gian này. Đại sứ rất thích thú với những nét văn hóa độc đáo của Việt Nam trong những bức tranh và khâm phục tài hoa của nghệ nhân duy nhất còn lại trong dòng tranh Hàng Trống.
Đại sứ Pereric Högberg chia sẻ, Thụy Điển cũng có những sản phẩm mang đậm phong cách văn hóa truyền thống và được gìn giữ từ rất lâu. Đây cũng là một nét tương đồng giữa hai nền văn hóa Việt Nam-Thụy Điển. Cảm nhận về ẩm thực Việt Nam, Đại sứ Pereric Högberg cho biết, ông rất thích món bún chả, bún thang của Hà Nội. Tết này, ông sẽ thưởng thức món bánh Chưng truyền thống ngày Tết của người Việt.
Với mối quan hệ truyền thống hữu nghị gần 50 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1969, Đại sứ Pereric Högberg tin tưởng quan hệ Việt Nam-Thụy Điển trong năm 2017 tiếp tục được phát triển và mở rộng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo và y tế.
Đại sứ Pereric Högberg đặc biệt mong muốn thương mại hai nước được tăng cường hơn nữa và khẳng định sẽ nỗ lực hết mình trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, góp phần đưa mối quan hệ tốt đẹp này ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả./.
Nhiều nước phản đối chính sách hạn chế nhập cảnh vào Mỹ của Tổng thống Donald Trump  (29/01/2017)
Chuyên gia Nga: Năm mới Việt Nam sẽ là đầu tàu của Đông Nam Á  (29/01/2017)
Nét xuân trong lễ cầu an đầu năm của Cộng đồng người Việt ở Ấn Độ  (29/01/2017)
Tổng thống Mỹ cam kết duy trì quan hệ thương mại với Anh sau Brexit  (29/01/2017)
Nga quyết định can thiệp để kiềm chế đà đi lên của đồng ruble  (29/01/2017)
Không ngừng tăng cường tiềm lực, thế trận quốc phòng của đất nước  (29/01/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển