Sáp nhập quận, bộ máy chính quyền tinh gọn và hoạt động hiệu quả hơn
Đi ngược với xu hướng chia tách với lý do đô thị hóa để tăng thêm bộ máy và biên chế ở một số địa phương thời gian qua, mới đây, Thành phố Hồ Chí Minh lại có đề xuất sáp nhập một số đơn vị hành chính như phường và quận, để giảm biên chế.
Đề xuất này được Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đỗ Văn Đạo đưa ra tại buổi làm việc của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng với Quận ủy Bình Tân, chiều 23-12.
Công việc khó khăn, nhạy cảm này có thể động chạm đến lợi ích của một bộ phận cán bộ nhưng lại nhận được sự đồng thuận của nhiều chuyên gia và cơ quan quản lý nhà nước.
Ủng hộ quan điểm sáp nhập, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết việc sáp nhập sẽ góp phần tinh gọn bộ máy, bảo đảm tinh giản biên chế tốt hơn, giảm bớt chi tiêu không cần thiết khi bộ máy cồng kềnh để tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương đang đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức, xây dựng chính quyền điện tử, hình thành những mô hình trung tâm hành chính công thuộc Ủy ban Nhân dân quận (huyện) để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong giải quyết thủ tục hành chính, vì vậy, việc sáp nhập sẽ không ảnh hưởng đến quá trình này.
“Tôi tin việc sáp nhập sẽ đảm bảo hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương hiệu quả hơn, tinh giản biên chế, đưa những người không làm được việc ra để giữ lại những người làm việc tốt”, Thứ trưởng Tuấn nói.
Triển khai Luật chính quyền địa phương, vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1211 về tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính. Trong đó, quy định rõ các tiêu chí để phân loại các đơn vị hành chính. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo cho việc sáp nhập đơn vị hành chính quận, huyện.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra được dư luận xã hội quan tâm và cũng là nguyên nhân khiến một bộ phận không đồng tình với đề xuất sáp nhập quận, phường này là sắp xếp cán bộ dôi dư.
Nêu quan điểm của mình, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho rằng số cán bộ dôi dư sẽ được sắp xếp, phân loại theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, ai không đáp ứng yêu cầu công việc thì tạo điều kiện để họ tìm công việc mới. Những người đáp ứng yêu cầu công việc được giữ lại và thu hút thêm người có năng lực.
Ông cho rằng không nên nghi ngại việc sáp nhập. Trên cơ sở khi sáp nhập, quận, huyện phải xác định vị trí việc làm cho từng người trong đơn vị, bố trí người vào vị trí phù hợp, phân công nhiệm vụ rõ ràng, rành mạch cùng với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để công việc “chạy” hiệu quả hơn.
Theo Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, các đơn vị hành chính, cơ quan sự nghiệp cấp quận huyện, xã phường nói chung, nếu có thể sáp nhập, bảo đảm sự tinh gọn, bảo đảm phục vụ nhân dân tốt hơn, không cần đến bộ máy cồng kềnh, nhiều biên chế thì nên thực hiện.
Một số địa phương, một số người vì cục bộ, lợi ích cá nhân thích tách ra để thêm biên chế, vị trí, thêm ghế, nhưng nhìn về yêu cầu xây dựng cơ quan hành chính nhà nước, phục vụ nhân dân tốt hơn thì nên ủng hộ việc sáp nhập, Thứ trưởng Tuấn bày tỏ./.
Thủ tướng “đặt hàng” Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam  (27/12/2016)
Một bộ luật và 6 luật có hiệu lực từ ngày đầu tiên của năm 2017  (27/12/2016)
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Tạo động lực cho nền kinh tế  (27/12/2016)
Kỷ niệm 185 năm thành lập và 20 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh  (27/12/2016)
Kỷ niệm 185 năm thành lập và 20 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh  (27/12/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên