Cụ thể hóa chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, chiều 08-11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tờ trình dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy những hạn chế về chính sách và tổ chức thực hiện đã làm cho chương trình hỗ trợ của Nhà nước chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ phát triển của cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để phát triển, nâng cao sức cạnh tranh, góp phần tích cực tạo ra việc làm và thu nhập, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo ra một nền kinh tế năng động và hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc xây dựng và ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thiết lập đồng bộ các chính sách, chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ có chọn lọc, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế của đất nước, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, quốc gia và nguồn lực có thể bố trí trong từng thời kỳ, qua đó nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng hoạt động của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, bảo đảm tính khả thi và không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Việc ban hành Luật còn nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả cho hệ thống cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; nâng cao hiệu quả điều phối, xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo khung pháp lý để huy động khu vực kinh tế tư nhân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia cùng Chính phủ thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Dự thảo Luật đã cụ thể hóa chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là Nghị quyết số 14-NQ/TW (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với nguyên tắc thị trường, không phân biệt đối xử, đảm bảo không vi phạm các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nguồn lực nhà nước chủ yếu thông qua việc tạo cơ chế chính sách, điều kiện thuận lợi để các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được lựa chọn theo quy định của pháp luật...
Dự thảo Luật có bố cục gồm 6 chương với 45 điều. Để khắc phục những hạn chế, bất cập tại Nghị định 56 và với mục tiêu thiết lập đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự thảo Luật quy định phạm vi điều chỉnh của Luật gồm các nguyên tắc, nội dung hỗ trợ cơ bản, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản lý nhà nước về doanh nghiệp vừa và nhỏ; nguồn vốn, cơ chế phối hợp, giám sát và đánh giá doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thẩm tra dự án Luật, về nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (Điều 5), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đồng tình với quan điểm chuyển phương thức hỗ trợ từ hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sang chủ yếu hỗ trợ gián tiếp thông qua các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ để không làm méo mó thị trường và tránh vi phạm cam kết quốc tế.
Tuy nhiên, đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ nội dung thiết yếu thuộc phạm vi, trách nhiệm Nhà nước phải hỗ trợ trực tiếp để đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước.
Đối với quy định hỗ trợ tham gia mua sắm công (Điều 15), Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc quy định ưu tiên doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mua sắm công là cần thiết, vấn đề này đã được Việt Nam cam kết trong Hiệp định TPP. Tuy nhiên, Điều 14 Luật đấu thầu quy định rõ: doanh nghiệp nhỏ là một trong các đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp.
Việc tính ưu đãi được thực hiện trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Như vậy, quy định của dự thảo Luật đã mở rộng ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ so với Luật đấu thầu. Đề nghị rà soát để bảo đảm tính thống nhất giữa các luật đồng thời có phương án xử lý kỹ thuật đối với những gói thầu đặc thù, tiêu chuẩn kỹ thuật cao, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó đáp ứng./.
Tổng thống Ireland thăm cán bộ, sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội  (08/11/2016)
Trung Quốc ủng hộ người dân vùng lũ miền Trung 100.000 USD  (08/11/2016)
Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020  (08/11/2016)
Chính phủ cần làm rõ trách nhiệm an toàn hồ đập thủy điện  (08/11/2016)
Tạo động lực, môi trường thuận lợi thúc đẩy du lịch phát triển  (08/11/2016)
Góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc  (08/11/2016)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên