Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Sáng 07-11, tại Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức trọng thể Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập (07-11-1981 - 07-11-2016) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lẵng hoa chúc mừng.
Đến dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ; đại diện các ban, bộ, ngành và đông đảo chư tôn giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng dự.
Tại Đại lễ, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ đã tuyên đọc thông điệp của đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức, Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, nhấn mạnh với tinh thần nhập thế, kế thừa tinh hoa 2000 năm Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, mọi Phật sự của Giáo hội đều định hướng theo phương châm: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội.
Ba mươi nhăm năm trưởng thành và phát triển, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, làm cho Đạo Phật xương minh trong lòng dân tộc. Chư tôn đức lãnh đạo Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự đã làm tròn trách nhiệm trong điều hành Phật sự, Tăng Ni đã được trụ trì ở tất cả các cơ sở tự viện từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi xa xôi tới hải đảo biên cương và khắp năm châu hải ngoại. Giáo dục Phật giáo cho Tăng Ni đã hoàn thiện từ cấp cơ sở, trung cấp Phật học, đến bậc đại học Phật giáo với 4 Học viện và các khung chương trình đào tạo cao học, tiến sĩ Phật học, tạo nguồn lực Tăng Ni hùng hậu, có đủ đạo hạnh và trí tuệ để Giáo hội Phật giáo Việt Nam bước những bước đi vững chắc làm tốt đạo, đẹp đời, đem ánh sáng giáo lý phục vụ đời sống nhân sinh và đồng bào Phật tử, cùng chung tay xây dựng quê hương, đất nước trong thời kỳ đổi mới. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng Phật giáo thế giới, tích cực chủ động hội nhập và có đầy đủ năng lực trong hội nhập quốc tế. Thông điệp nhắc nhở Giáo hội phát huy hơn nữa truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam, không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại văn hóa tôn giáo, chăm lo đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thông qua đó giới thiệu tới bạn bè quốc tế hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định nhằm xây dựng và phát triển đất nước, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam mong muốn các cấp Giáo hội, các Ban, Viện ở Trung ương và địa phương, các sơn môn, hệ phái, Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm để trang nghiêm Giáo hội. Tăng Ni trau dồi giới đức, phẩm hạnh, giữ gìn giá trị nhân văn, bản sắc và sự trong sáng của Đạo Phật trong thời đại ngày nay.
Điểm lại những kết quả sau 35 năm thành lập, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, hiện nay Giáo hội quản lý gần 49.500 Tăng Ni, 17.376 ngôi chùa và tự viện. Công tác giáo dục luôn được lãnh đạo các cấp Giáo hội quan tâm, chú trọng và tạo điều kiện để giáo dục Phật giáo luôn được phát triển. Thành tựu nổi bật trong công tác đào tạo sau 35 năm là Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chủ động giới thiệu và gửi 476 Tăng Ni sinh đi du học nước ngoài. 115 Tăng Ni sinh đã tốt nghiệp trình độ thạc sỹ, tiến sỹ về nước phục vụ công tác Giáo hội. Giáo hội đã được Nhà nước cho phép đào tạo hệ cao học thạc sỹ, tiến sỹ Phật học tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Một trong những công tác Phật sự trọng yếu, được Giáo hội chỉ đạo Tăng Ni, Phật tử và các chùa, tự viện thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời, đó là công tác từ thiện và sự nghiệp chăm lo an sinh xã hội. Công tác từ thiện tập trung vào hoạt động của 50 cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật. Giáo hội hiện có trên 150 Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng chẩn trị y học dân tộc, 1 phòng khám đa khoa đang hoạt động có hiệu quả, khám và phát thuốc cho hàng chục ngàn lượt bệnh nhân. Giáo hội luôn có mặt đúng lúc và kịp thời cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, tham gia tích cực ủng hộ phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm sóc các đối tượng người có công với đất nước, phát quà từ thiện, xây cầu, làm đường, phát xe lăn, hiến máu nhân đạo, ủng hộ quỹ khuyến học, ủng hộ các chiến sỹ nơi hải đảo… Ước tính 35 năm qua, các Tăng Ni đã dành 7.000 tỷ đồng cho công tác từ thiện xã hội…
Nhấn mạnh Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam là dấu mốc ý nghĩa trong tiến trình phát triển của Phật giáo nước nhà, vì lợi ích của Đạo pháp và dân tộc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, suốt gần 2000 năm phát triển tại Việt Nam, Phật giáo đã hòa quyện vào đời sống dân gian, trở thành một nhu cầu tâm linh không thể thiếu của đa số cư dân Việt, thành tố quan trọng trong nền văn hóa Việt đậm đà bản sắc dân tộc. Kể từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, Phật giáo nước ta đã có bước phát triển rõ nét trong tất cả các mặt, không chỉ đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong nước mà còn góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua các lần tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc, Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo ASEAN. Phó Thủ tướng tin tưởng Giáo hội Phật giáo Việt Nam với tinh thần từ bi, trí tuệ và phương châm tốt đạo, đẹp đời, sẽ tiếp tục phát huy vị trí quan trọng, sứ mệnh linh thiêng của mình để những lời dạy của Đức Phật đến khắp muôn nơi, đến với mọi người; để tất cả mọi người cùng đoàn kết, nỗ lực làm điều tốt, việc thiện, không làm và đấu tranh với việc xấu, phấn đấu để trí tuệ xua hết vô minh, để tình yêu thương ngự trị, mọi người chung sống hạnh phúc, chung tay xây dựng đất nước hòa bình. Đó cũng là mục tiêu phát triển một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh mà Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đã chọn lựa. Phó Thủ tướng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất để Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung hoạt động tự do trong khuôn khổ pháp luật, tạo môi trường sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, văn hóa.
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trao 500 triệu đồng tặng Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đại diện nhận món quà này./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng thống Ireland  (07/11/2016)
Đổi mới công tác tuyên giáo trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ  (07/11/2016)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội dâng hoa tại tượng đài Lê-nin  (07/11/2016)
Lễ Khởi động Liên hoan Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 3  (07/11/2016)
COP 22: Hội nghị của hành động  (07/11/2016)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên