Tổng Thư ký Liên hợp quốc hối thúc các nước chống lại biến đổi khí hậu
17:59, ngày 05-11-2016
Tại cuộc họp báo nhân dịp Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực từ ngày 04-11-2016, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã hối thúc các quốc gia tiếp tục duy trì đà hành động vì một tương lai tốt đẹp hơn, an toàn hơn.
Người đứng đầu Liên hợp quốc nhấn mạnh với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và Chương trình nghị sự Phát triển Bền vững, thế giới đã có những kế hoạch cần thiết để giảm lượng khí thải và ngăn chặn sự biến đổi khí hậu. Theo ông Ban Ki-moon, hiện là lúc cần củng cố quyết tâm của toàn thế giới, làm những gì mà khoa học yêu cầu và nắm lấy cơ hội để xây dựng một thế giới an toàn hơn và bền vững hơn cho tất cả mọi người.
Cũng tại cuộc họp báo ở trụ sở của Liên hợp quốc ở New York, ông Ban Ki-moon nhắc lại rằng thế hệ hiện nay đã thực sự cảm nhận những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu và ý thức được sự cần thiết phải ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất. Do đó, trong 1 thập niên qua, trên toàn thế giới đã hình thành "liên minh toàn cầu rộng lớn" để cùng hành động để bảo vệ khí hậu. Liên minh này bao gồm các quan chức chính phủ, các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các giám đốc kinh doanh và các nhà hoạt động xã hội dân sự và tất cả đều công nhận rằng tương lai của con người và hành tinh đang bị đe dọa.
Hiệp định toàn cầu về chống biến đổi khí hậu được thông qua tại Paris, Pháp vào năm ngoái hay còn gọi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực từ ngày 04-11. Với văn kiện này, khoảng 200 quốc gia sẽ bắt đầu thực hiện các kế hoạch quốc gia nhằm cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo cam kết đã đề ra.
Trong một tuyên bố, Tổng Thư ký của Công ước khung Liên hợp quốc (Liên hợp quốc) về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Patricia Espinosa nhấn mạnh ngày 04-11 đánh dấu mốc quan trọng để các quốc gia cùng với thiện chí và thái độ nghiêm túc hướng tới hoàn thành các mục tiêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Dự kiến từ ngày 7 đến ngày 18-11 tới, tại Marrakesh, Maroc, sẽ diễn ra Hội nghị lần thứ 22 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP22) với sự tham dự của đại diện của gần 200 quốc gia. Tại sự kiện này, các nước sẽ tập trung thảo luận các điểm chính của Hiệp định Paris, cũng như các chính sách công nghệ và tài chính cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu của văn kiện này.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu quy định một loạt biện pháp về bảo vệ khí hậu nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong phạm vi 1,5-2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp./.
Cũng tại cuộc họp báo ở trụ sở của Liên hợp quốc ở New York, ông Ban Ki-moon nhắc lại rằng thế hệ hiện nay đã thực sự cảm nhận những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu và ý thức được sự cần thiết phải ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất. Do đó, trong 1 thập niên qua, trên toàn thế giới đã hình thành "liên minh toàn cầu rộng lớn" để cùng hành động để bảo vệ khí hậu. Liên minh này bao gồm các quan chức chính phủ, các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các giám đốc kinh doanh và các nhà hoạt động xã hội dân sự và tất cả đều công nhận rằng tương lai của con người và hành tinh đang bị đe dọa.
Hiệp định toàn cầu về chống biến đổi khí hậu được thông qua tại Paris, Pháp vào năm ngoái hay còn gọi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực từ ngày 04-11. Với văn kiện này, khoảng 200 quốc gia sẽ bắt đầu thực hiện các kế hoạch quốc gia nhằm cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo cam kết đã đề ra.
Trong một tuyên bố, Tổng Thư ký của Công ước khung Liên hợp quốc (Liên hợp quốc) về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Patricia Espinosa nhấn mạnh ngày 04-11 đánh dấu mốc quan trọng để các quốc gia cùng với thiện chí và thái độ nghiêm túc hướng tới hoàn thành các mục tiêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Dự kiến từ ngày 7 đến ngày 18-11 tới, tại Marrakesh, Maroc, sẽ diễn ra Hội nghị lần thứ 22 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP22) với sự tham dự của đại diện của gần 200 quốc gia. Tại sự kiện này, các nước sẽ tập trung thảo luận các điểm chính của Hiệp định Paris, cũng như các chính sách công nghệ và tài chính cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu của văn kiện này.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu quy định một loạt biện pháp về bảo vệ khí hậu nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong phạm vi 1,5-2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp./.
Tuyên dương 102 học sinh người dân tộc thiểu số tiêu biểu  (05/11/2016)
Việt kiều Lào đầu tiên được trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng  (05/11/2016)
Tổng thống Venezuela đề xuất phương án ổn định giá dầu thế giới  (05/11/2016)
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người  (05/11/2016)
Công sứ Nhật Bản: Tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Nhật Bản  (05/11/2016)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên