Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm và làm việc tại Quảng Bình
Xã Cảnh Dương là địa phương vùng biển thuần ngư với 2.130 hộ, 8.650 nhân khẩu, trong đó có trên 80% người dân chủ yếu sống bằng nghề khai thác, đánh bắt thủy hải sản. Hiện nay, toàn xã có 744 tàu thuyền, trong đó có 120 tàu thuyền tham gia khai thác tại vùng biển xa và 243 tàu thuyền đánh bắt xa bờ, số còn lại đánh bắt thủy sản gần bờ.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình gặp gỡ người dân xã Cảnh Dương.
Nhờ biết phát huy tiềm năng, thế mạnh của kinh tế biển nên Cảnh Dương là một trong những địa phương có đời sống ổn định với thu nhập bình quân năm 2015 đạt trên 24,5 triệu đồng/người/năm và đây cũng là một trong những địa phương dẫn đầu trong toàn tỉnh trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên sự cố môi trường biển đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống, vật chất, tinh thần của người dân.
Để kịp thời ổn định tình hình đời sống và sản xuất của nhân dân ngay sau khi có hướng dẫn kê khai xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển của cấp trên và thực hiện Quyết định 1880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xã Cảnh Dương đã tiến hành trình tự các bước theo đúng quy định, hướng dẫn. Quá trình triển khai thực hiện Quyết định 1880 của Thủ tướng Chính phủ, người dân xã Cảnh Dương đã có những đề xuất, kiến nghị cụ thể như: Mức bồi thường thiệt hại đối với nhóm tàu có công suất từ 90 CV đến dưới 250 CV chênh lệch quá thấp so với tàu lắp máy có công suất từ 50 đến dưới 90 CV.
Về vấn đề này, người dân kiến nghị được hưởng mức đền bù chứ không phải là hỗ trợ giá đối với tàu cá có công suất từ 90 CV đến dưới 400 CV. Riêng đối với tàu có công suất dưới 90 CV thì việc bồi thường thiệt hại ở một mức như nhau.
Bên cạnh đó, nhân dân xã Cảnh Dương cũng đã phản ánh những bất cập trong việc áp giá bồi thường thiệt hại đối với tàu thuyền lắp máy khai thác hải sản vùng lộng ven bờ; đối với nhóm nghề được kê khai về lao động mất việc làm trực tiếp và gián tiếp; nhóm đối tượng gián tiếp dịch vụ hậu cần nghề cá; dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; chính sách ngân hàng và một số đề xuất, kiến nghị khác.
Sau khi lắng nghe ý kiến của bà con ngư dân và lãnh đạo các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình chia sẻ với những ý kiến, nguyện vọng của bà con đối với sự cố môi trường biển vừa qua. Sau sự cố, cả hệ thống chính trị vào cuộc chăm lo, hỗ trợ cuộc sống cho bà con từng bước vượt qua khó khăn, ổn định đời sống.
Khi phát hiện sự cố, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học quyết liệt vào cuộc tìm nguyên nhân, thu thập đầy đủ dữ liệu, trưng cầu giám định và mời các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phân tích kỹ lưỡng. Sau khi có kết luận rõ ràng Công ty Formosa đã thừa nhận, xin lỗi, bồi thường và cam kết không tái phạm.
“Chúng ta kiểm soát chặt chẽ hoạt động của Formosa trong quá trình sản xuất, nếu vi phạm sẽ khởi tố, và đình chỉ hoạt động nếu Formosa vẫn tái phạm. Bài học lớn của chúng ta là không vì sự phát triển nóng mà hy sinh môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Về những ý kiến của ngư dân đối với việc bồi thường, hỗ trợ chưa thoả đáng, chưa công bằng và hợp lý, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành tiếp thu nghiêm túc, nghiên cứu và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho đúng đối tượng. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con tiếp tục vươn khơi để đánh bắt hải sản cũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.
*Chiều 30-10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã gặp gỡ, động viên bà con giáo dân và Linh mục Mai Xuân Ái - Chánh xứ Xuân Hoà tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trò chuyện với bà con giáo dân giáo xứ Xuân Hòa.
Giáo xứ Xuân Hoà có 758 giáo dân/3.660 nhân khẩu, chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản và buôn bán nhỏ. Nói chuyện thân mật và chia sẻ với Linh mục Mai Xuân Ái về những tâm tư nguyện vọng của bà con giáo dân với Nhà nước và chính quyền địa phương, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình nhấn mạnh: Năm 2016, đất nước ta đã tổ chức thành công nhiều sự kiện trọng đại như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, với 99% cử tri đi bầu, trong đó có đông đảo bà con giáo dân cả nước nô nức tham gia. Điều này càng cho thấy bà con Công giáo Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, luôn chung sức, đồng lòng cùng các tầng lớp nhân dân xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
“Đoàn công tác của Chính phủ đến với nhân dân xã Quảng Xuân nói chung và bà con giáo xứ Xuân Hoà nói riêng để tìm hiểu, thăm hỏi, động viên bà con từng bước khắc phục, vượt qua khó khăn của sự cố môi trường biển, sớm ổn định cuộc sống”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Phó Thủ tướng cũng cho biết ấn tượng tốt đẹp của mình khi đến thăm một số giáo phận, giáo xứ của bà con giáo dân với hầu hết nhà thờ được xây dựng khang trang, tôn nghiêm với các sinh hoạt tôn giáo rất sôi động.
Phó Thủ tướng khẳng định: Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động và phát triển, trong đó chú trọng hoàn thiện chính sách pháp luật về hoạt động của các tôn giáo. Năm nay, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng bảo đảm hơn nữa quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người và phù hợp với nhu cầu tôn giáo chính đáng của các chức sắc, bà con các tôn giáo trong đó có cộng đồng Công giáo.
Trao đổi với Linh mục Mai Xuân Ái về sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua gây thiệt hại lớn về kinh tế-xã hội, môi trường biển và đời sống ngư dân, trong đó có bà con giáo dân, Phó Thủ tướng khẳng định: Việc thu hút đầu tư nước ngoài là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động các nguồn lực phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Sự cố môi trường biển vừa qua là ngoài ý muốn, ngay cả với một số nước phát triển trên thế giới cũng không tránh khỏi.
Ngay khi sau khi xảy ra vụ việc, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương kịp thời khắc phục sự cố, có biện pháp hỗ trợ, ổn định đời sống của nhân dân vùng bị thiệt hại, giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội, khẩn trương xác định nguyên nhân sự cố, đối tượng gây ô nhiễm là Công ty Hưng Nghiệp Gang thép Formosa Hà Tĩnh. Công ty này đã thừa nhận trách nhiệm, xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam, bồi thường và cam kết không tái phạm.
Nhân đây, Phó Thủ tướng mong muốn Linh mục Chánh xứ và các vị chức sắc sẽ tiếp tục động viên bà con giáo dân, nhất là vùng bị thiệt hại, đồng thuận, hợp tác với sự hướng dẫn của các cấp chính quyền trong việc triển khai bồi thường thiệt hại cho bà con đúng đối tượng, đồng thời cũng phát hiện những vi phạm trong quá trình xem xét bồi thường, hỗ trợ. Không để xảy ra các hoạt động gây mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Phó Thủ tướng cũng đã đến thăm hỏi, động viên một số gia đình giáo dân thuộc giáo xứ Xuân Hoà bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường vừa qua./.
EU và Canada ký thỏa thuận CETA sau nhiều diễn biến kịch tính  (30/10/2016)
Đồng chí Nguyễn Văn Chính từ trần  (30/10/2016)
Bộ trưởng Ngoại giao Steinmeier đánh giá cao quan hệ Việt Nam-Đức  (30/10/2016)
Nhật Bản-Việt Nam tăng hợp tác trong lĩnh vực đầu tư và du lịch  (30/10/2016)
Liên hoan lân-sư-rồng trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ  (30/10/2016)
Myanmar sẽ tổ chức cuộc đối thoại chính trị cấp quốc gia đầu tiên  (30/10/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên