Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: 25 năm bình thường hóa và triển vọng
Ngày 26-9 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Trung Quốc phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: 25 năm bình thường hóa và triển vọng”.
Hội thảo nhằm đánh giá quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc sau 25 năm bình thường hóa, đề xuất những kiến nghị thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, hiệu quả, bền vững và cùng có lợi trong thời gian tới.
Phát biểu tại Hội thảo, GS, TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết 25 năm kể từ khi Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ (1991 - 2016), quan hệ hai nước đã đạt được bước phát triển dài trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa.
Nhân dịp này, hai bên có thể nhìn lại chặng đường đã qua, xác nhận những tiến bộ đạt được, phân tích những vấn đề còn tồn tại, định hướng và tìm giải pháp cho bước phát triển quan hệ giữa hai nước trên chặng đường tiếp theo.
Theo PGS. Nguyễn Huy Quý, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, 25 năm qua là một quá trình thay đổi từ chính sách trong thời kỳ “không bình thường” (1975 - 1990) sang “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”, với phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.
Tuy vậy, hiện nay quan hệ Việt - Trung đang tồn tại những vấn đề trên thực tế chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sự định vị, phương châm và tinh thần nói trên; đang đứng trước những khó khăn thử thách trong thời gian tới, đòi hỏi các nhà lãnh đạo, giới nghiên cứu lý luận chính trị, ngoại giao hai nước tổng kết thực tiễn, cùng nhau trao đổi thẳng thắn với tinh thần hữu nghị, tìm ra giải pháp mở đường cho quan hệ Việt - Trung tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định, vì lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân hai nước, phó giáo sư Nguyễn Huy Quý nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Việt Nam là cửa ngõ ASEAN với Trung Quốc, vị thế địa lý đã làm cho quan hệ thương mại Việt - Trung là điều kiện để mở rộng quan hệ nhiều mặt ASEAN - Trung Quốc.
Từ khi bình thường hóa, quan hệ song phương giữa hai nước cũng như trong khuôn khổ hợp tác ASEAN đã có những bước tiến mạnh mẽ. Trung Quốc không chỉ là nước láng giềng lớn nhất mà còn là quốc gia hàng đầu trong các quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch với Việt Nam.
Thực hiện đường lối đổi mới và chính sách mở cửa, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp nhằm duy trì, phát triển hòa bình, hữu nghị, đoàn kết và hợp tác, trong đó mở rộng giao lưu kinh tế được xem là “lối mở” hợp với xu hướng thời đại sau khi hai nước gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tại Hội thảo, các đại biểu đều cho rằng hai nước cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác trên mọi phương diện, cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, đối xử bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau...
Cùng ngày, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc với chủ đề “Văn hóa truyền thống và hợp tác kinh tế Việt - Trung” đã được tổ chức tại Hà Nội./.
Tình hình giao thông của Hà Nội vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc  (26/09/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc  (26/09/2016)
Chủ tịch Quốc hội bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào  (26/09/2016)
Thủ tướng tiếp Phó Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Indonesia  (26/09/2016)
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ chôn lén hàng tấn rác thải y tế trong khuôn viên Bệnh viện Đa khoa Đà Bắc, Hòa Bình  (26/09/2016)
G20 Hàng Châu: Kỳ vọng mới cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu  (26/09/2016)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên