Liên minh châu Âu muốn Mỹ nhượng bộ trong đàm phán TTIP
10:49, ngày 25-09-2016
TCCSĐT - Vòng đám phán về Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể được nối lại sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới, và EU sẽ chỉ thông qua một thỏa thuận thương mại và đầu tư không làm tổn hại đến các tiêu chuẩn của khối.
Đây là tuyên bố của Ủy viên phụ trách Nông nghiệp của EU Phil Hogan ngày 23-9 trong chuyến thăm Hà Lan.
Phát biểu trước báo giới, ông Phil Hogan khẳng định TTIP chỉ có thể đạt được khi những nội dung của bản thỏa thuận này phù hợp với nguyện vọng của EU và không làm tổn hại đến các tiêu chuẩn về lao động, môi trường và sản xuất thực phẩm của khối. Ông bày tỏ mong muốn Mỹ sẽ có những nhượng bộ cần thiết để đáp ứng những yêu cầu của EU. Tuy nhiên, ông khẳng định điều này phụ thuộc phần lớn vào kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bởi cả hai ứng viên Tổng thống Mỹ là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump lâu nay đều có quan điểm phản đối TTIP.
Các cuộc đàm phán về TTIP giữa Mỹ và EU được khởi động từ tháng 7-2013, nhưng sau đó bị trì hoãn nhiều lần do phía châu Âu phản đối các điều khoản do Mỹ đưa ra liên quan tới việc bảo vệ các nhà đầu tư, trong đó có cơ chế giải quyết tranh chấp nhà nước - nhà đầu tư (ISDS).
Tháng 7-2016, vòng đàm phán thứ 14 về Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cũng mới kết thúc với một số tiến triển, song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phải giải quyết. Trưởng đoàn đàm phán EU, Ignacio Garcia Bercero cho biết EU đã đưa ra số lượng kỷ lục 10 đề xuất mới bằng văn bản với nội dung chính là phác thảo của các thỏa thuận tương lai về TTIP.
Trong khi đó, trưởng đoàn đàm phán Mỹ Dan Mullaney cho biết Mỹ tiếp tục nhận được nhiều đề xuất mới của EU nhưng không có quyết định nào được đưa ra. Theo ông Mullaney, quyết định của Anh rời khỏi EU đặt ra nhiều vấn đề mới cho việc đàm phán bởi Anh chiếm 25% lượng xuất khẩu của Mỹ vào EU. Vì thế sau Brexit, quan hệ kinh tế và chiến lược gữa EU với Anh vẫn mạnh nhưng việc Anh rút khỏi thị trường EU sẽ ảnh hưởng tới giá trị của thị trường EU bởi Anh cũng là thị trường dịch vụ lớn của Mỹ.
Dư luận tại châu Âu lo ngại cơ chế này sẽ thách thức các luật, đặc biệt về thực phẩm và môi trường, của châu lục này. Tháng 7 năm ngoái, EU đã chấp thuận thành lập một tòa án châu Âu mới để xem xét mọi tranh cãi nảy sinh liên quan tới các hiệp định thương mại, mở đường nối lại đàm phán về TTIP giữa EU và Mỹ.
TTIP được kỳ vọng là thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, tạo ra một thị trường khổng lồ với 850 triệu người tiêu dùng và chiếm hơn một nửa kim ngạch thương mại toàn cầu. Nếu được hoàn tất, hiệp định này sẽ thúc đẩy thương mại giữa EU và Mỹ lên đến 1.000 tỷ USD/năm, đồng thời tạo thêm khoảng 13 triệu việc làm. Tuy nhiên, các cuộc thương lượng giữa EU và Mỹ khó có thể hoàn tất trong năm 2016 do Đức và Pháp hiện đang gây sức ép với EU ngừng đàm phán về TTIP.
Tuy nhiên, cuối tháng 8 vừa qua, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, Nhà Trắng khẳng định Washington hy vọng sẽ hoàn tất các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương với Liên minh châu Âu trước cuối năm nay, sau khi giới chức Pháp và Đức công khai bày tỏ hoài nghi về thỏa thuận này../.
Phát biểu trước báo giới, ông Phil Hogan khẳng định TTIP chỉ có thể đạt được khi những nội dung của bản thỏa thuận này phù hợp với nguyện vọng của EU và không làm tổn hại đến các tiêu chuẩn về lao động, môi trường và sản xuất thực phẩm của khối. Ông bày tỏ mong muốn Mỹ sẽ có những nhượng bộ cần thiết để đáp ứng những yêu cầu của EU. Tuy nhiên, ông khẳng định điều này phụ thuộc phần lớn vào kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bởi cả hai ứng viên Tổng thống Mỹ là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump lâu nay đều có quan điểm phản đối TTIP.
Các cuộc đàm phán về TTIP giữa Mỹ và EU được khởi động từ tháng 7-2013, nhưng sau đó bị trì hoãn nhiều lần do phía châu Âu phản đối các điều khoản do Mỹ đưa ra liên quan tới việc bảo vệ các nhà đầu tư, trong đó có cơ chế giải quyết tranh chấp nhà nước - nhà đầu tư (ISDS).
Tháng 7-2016, vòng đàm phán thứ 14 về Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cũng mới kết thúc với một số tiến triển, song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phải giải quyết. Trưởng đoàn đàm phán EU, Ignacio Garcia Bercero cho biết EU đã đưa ra số lượng kỷ lục 10 đề xuất mới bằng văn bản với nội dung chính là phác thảo của các thỏa thuận tương lai về TTIP.
Trong khi đó, trưởng đoàn đàm phán Mỹ Dan Mullaney cho biết Mỹ tiếp tục nhận được nhiều đề xuất mới của EU nhưng không có quyết định nào được đưa ra. Theo ông Mullaney, quyết định của Anh rời khỏi EU đặt ra nhiều vấn đề mới cho việc đàm phán bởi Anh chiếm 25% lượng xuất khẩu của Mỹ vào EU. Vì thế sau Brexit, quan hệ kinh tế và chiến lược gữa EU với Anh vẫn mạnh nhưng việc Anh rút khỏi thị trường EU sẽ ảnh hưởng tới giá trị của thị trường EU bởi Anh cũng là thị trường dịch vụ lớn của Mỹ.
Dư luận tại châu Âu lo ngại cơ chế này sẽ thách thức các luật, đặc biệt về thực phẩm và môi trường, của châu lục này. Tháng 7 năm ngoái, EU đã chấp thuận thành lập một tòa án châu Âu mới để xem xét mọi tranh cãi nảy sinh liên quan tới các hiệp định thương mại, mở đường nối lại đàm phán về TTIP giữa EU và Mỹ.
TTIP được kỳ vọng là thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, tạo ra một thị trường khổng lồ với 850 triệu người tiêu dùng và chiếm hơn một nửa kim ngạch thương mại toàn cầu. Nếu được hoàn tất, hiệp định này sẽ thúc đẩy thương mại giữa EU và Mỹ lên đến 1.000 tỷ USD/năm, đồng thời tạo thêm khoảng 13 triệu việc làm. Tuy nhiên, các cuộc thương lượng giữa EU và Mỹ khó có thể hoàn tất trong năm 2016 do Đức và Pháp hiện đang gây sức ép với EU ngừng đàm phán về TTIP.
Tuy nhiên, cuối tháng 8 vừa qua, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, Nhà Trắng khẳng định Washington hy vọng sẽ hoàn tất các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương với Liên minh châu Âu trước cuối năm nay, sau khi giới chức Pháp và Đức công khai bày tỏ hoài nghi về thỏa thuận này../.
Thủ tướng: Phải tạo cuộc cách mạng trong ứng dụng công nghệ thông tin  (24/09/2016)
Việt Nam mong muốn IOC và OCA ủng hộ, hỗ trợ về thể thao  (24/09/2016)
Malaysia kéo dài lệnh giới nghiêm trên vùng biển giáp Philippines  (24/09/2016)
Đoàn Thanh niên cần quan tâm hơn đến khởi nghiệp cho thanh niên  (24/09/2016)
Xây dựng giai cấp công nhân phát triển toàn diện trong thời kỳ mới  (24/09/2016)
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao dự Hội nghị ASEAN-Hoa Kỳ  (24/09/2016)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên