Thủ tướng Ấn Độ trả lời phỏng vấn trước chuyến thăm Việt Nam
22:56, ngày 02-09-2016
Trước thềm chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Việt Nam, phóng viên TTXVN tại New Delhi đã có cuộc phỏng vấn Thủ tướng Modi về chuyến thăm này.
- Thưa Thủ tướng, xin ngài cho biết ý nghĩa chuyến thăm tới Việt Nam lần này?
- Thủ tướng Modi: Ấn Độ và Việt Nam có mối quan hệ gắn bó truyền thống bắt nguồn từ cuộc đấu tranh giành tự do của hai nước, do hai vị cha già của dân tộc là Thủ tướng Mahatma Gandhi và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Ấn Độ không chỉ đứng bên Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành tự do mà còn cả trong giai đoạn tái thống nhất đất nước. Cuối những năm 1970 và những năm 1980 là thời điểm khó khăn đối với Việt Nam, Ấn Độ là một trong số ít nước đứng về phía Việt Nam trong lúc Việt Nam rất cần sự giúp đỡ.
Chuyến thăm của tôi tới Việt Nam là sự tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết và hợp tác toàn diện của chúng ta. Chuyến thăm này nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương và đa phương trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, khoa học và kỹ thuật, nghiên cứu vũ trụ, quốc phòng và an ninh.
Việc thúc đẩy mối quan hệ đa chiều của chúng ta sẽ hướng tới sự ổn định, duy trì hòa bình, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng ở hai nước, khu vực châu Á và vươn ra ngoài khu vực này.
- Thưa Thủ tướng, hai nước đã và đang là bạn bè truyền thống trong thời gian dài và cũng là đối tác chiến lược trong chính sách đối ngoại. Vậy, những nội dung nào sẽ được thảo luận trong chuyến thăm Việt Nam lần này nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước?
- Thủ tướng Modi: Chúng tôi sẽ thảo luận rất nhiều chủ đề liên quan tới toàn bộ những tác động qua lại song phương và đa phương giữa hai nước. Thương mại chắc chắn là một khía cạnh quan trọng. Thương mại của chúng ta hiện ở mức 7,83 tỷ USD và chúng tôi cam kết đến năm 2020 sẽ đạt mục tiêu 15 tỷ USD. Chúng tôi sẽ điều chỉnh những lĩnh vực thế mạnh và các lĩnh vực mới để tăng cường thương mại và động lực cần có để tăng cường đầu tư.
Chúng tôi cũng muốn tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam hiện ở mức khoảng 1,1 tỷ USD và sẽ được tăng cường đáng kể dựa trên việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng lớn như dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú giai đoạn II có công suất 1.320 MW mà Tập đoàn Tata Power đầu tư với chi phí ước tính khoảng 2,2 tỷ USD.
Chúng tôi cũng muốn mời Việt Nam hướng tới Ấn Độ như là một điểm đầu tư hấp dẫn. Chúng tôi đặc biệt muốn mời các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào vùng Đông Bắc Ấn Độ, vốn là một khu vực trọng tâm trong Chính sách "Hành động hướng Đông" của chúng tôi.
Chúng tôi quyết tâm thúc đẩy sự kết nối giữa vùng Đông Bắc Ấn Độ và khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tôi đã công bố gói tín dụng 1 tỷ USD cho các dự án kết nối giữa Ấn Độ và ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tôi cũng sẽ thảo luận về hợp tác và ổn định khu vực cũng như hợp tác đa phương giữa hai nước.
- Thưa Thủ tướng, Ấn Độ đang thực hiện chính sách “Hành động hướng Đông”. Vậy Việt Nam nằm ở đâu trong chiến lược này?
- Thủ tướng Modi: Chính sách "Hành động hướng Đông" của chúng tôi nhằm tạo dựng các mối quan hệ đối tác với các nước láng giềng phía Đông bao trùm sự hợp tác về an ninh, chiến lược, chính trị, quốc phòng và chống khủng bố, bên cạnh các mối quan hệ về kinh tế. Chính sách này nêu bật tầm quan trọng của các nước láng giềng của Ấn Độ ở phía Đông châu Á và dành cho họ sự ưu tiên trong hợp tác chính sách đối ngoại của chúng tôi.
Việt Nam là một thành viên không thể thiếu của ASEAN và là một trụ cột rất quan trọng trong chính sách Hành động hướng Đông của chúng tôi. Việt Nam là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN và Ấn Độ trong giai đoạn 2015-2018 và cả hai nước đều cam kết tăng cường mối quan hệ đối tác trong các khuôn khổ Hợp tác Ấn Độ - ASEAN và Mekong - sông Hằng.
- Hướng tới 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ trong năm 2017, Thủ tướng có thông điệp gì gửi tới người dân Việt Nam?
- Thủ tướng Modi: Năm 2017 đánh dấu một cột mốc rất quan trọng trong mối quan hệ song phương giữa hai nước và chúng tôi sẽ tổ chức nhiều sự kiện trong cả năm để kỷ niệm những sự kiện này.
"Mối quan hệ đối tác chiến lược” được thành lập năm 2007 là phương tiện để củng cố các mối quan hệ an ninh và quốc phòng của chúng ta và ngày nay mang tính toàn diện trong cách tiếp cận, hợp tác và mức độ sâu rộng.
Tuy nhiên, mối quan hệ của chúng ta sẽ không bị giới hạn trong 45 năm tồn tại hiện nay mà còn kéo dài qua hai thiên niên kỷ tiếp xúc giữa hai nền văn minh của chúng ta. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ Ấn Độ và vết tích của nền văn hóa Chăm đã minh chứng cho điều này.
Cả Ấn Độ và Việt Nam đều có dân số trẻ và năng động khi mà phần lớn dân số ở dưới độ tuổi 35. Vì thế, điều quan trọng là phải đảm bảo được tương lai của chúng ta và trọng tâm của mối quan hệ giữa hai nước được xây dựng đúng đắn hướng tới việc hoàn thành khát vọng của giới trẻ hai nước.
Hai nước có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa truyền thống và tôn giáo, dù tình bằng hữu và hiểu biết lẫn nhau đã được thử thách qua những thăng trầm của lịch sử. Tôi muốn nhắc lại câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam "trong sáng như bầu trời không một gợn mây". Chúng ta phải có nhiệm vụ giúp hai nước và người dân hai nước làm giàu thêm vốn di sản giàu có này.
- Xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng./.
- Thủ tướng Modi: Ấn Độ và Việt Nam có mối quan hệ gắn bó truyền thống bắt nguồn từ cuộc đấu tranh giành tự do của hai nước, do hai vị cha già của dân tộc là Thủ tướng Mahatma Gandhi và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Ấn Độ không chỉ đứng bên Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành tự do mà còn cả trong giai đoạn tái thống nhất đất nước. Cuối những năm 1970 và những năm 1980 là thời điểm khó khăn đối với Việt Nam, Ấn Độ là một trong số ít nước đứng về phía Việt Nam trong lúc Việt Nam rất cần sự giúp đỡ.
Chuyến thăm của tôi tới Việt Nam là sự tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết và hợp tác toàn diện của chúng ta. Chuyến thăm này nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương và đa phương trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, khoa học và kỹ thuật, nghiên cứu vũ trụ, quốc phòng và an ninh.
Việc thúc đẩy mối quan hệ đa chiều của chúng ta sẽ hướng tới sự ổn định, duy trì hòa bình, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng ở hai nước, khu vực châu Á và vươn ra ngoài khu vực này.
- Thưa Thủ tướng, hai nước đã và đang là bạn bè truyền thống trong thời gian dài và cũng là đối tác chiến lược trong chính sách đối ngoại. Vậy, những nội dung nào sẽ được thảo luận trong chuyến thăm Việt Nam lần này nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước?
- Thủ tướng Modi: Chúng tôi sẽ thảo luận rất nhiều chủ đề liên quan tới toàn bộ những tác động qua lại song phương và đa phương giữa hai nước. Thương mại chắc chắn là một khía cạnh quan trọng. Thương mại của chúng ta hiện ở mức 7,83 tỷ USD và chúng tôi cam kết đến năm 2020 sẽ đạt mục tiêu 15 tỷ USD. Chúng tôi sẽ điều chỉnh những lĩnh vực thế mạnh và các lĩnh vực mới để tăng cường thương mại và động lực cần có để tăng cường đầu tư.
Chúng tôi cũng muốn tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam hiện ở mức khoảng 1,1 tỷ USD và sẽ được tăng cường đáng kể dựa trên việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng lớn như dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú giai đoạn II có công suất 1.320 MW mà Tập đoàn Tata Power đầu tư với chi phí ước tính khoảng 2,2 tỷ USD.
Chúng tôi cũng muốn mời Việt Nam hướng tới Ấn Độ như là một điểm đầu tư hấp dẫn. Chúng tôi đặc biệt muốn mời các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào vùng Đông Bắc Ấn Độ, vốn là một khu vực trọng tâm trong Chính sách "Hành động hướng Đông" của chúng tôi.
Chúng tôi quyết tâm thúc đẩy sự kết nối giữa vùng Đông Bắc Ấn Độ và khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tôi đã công bố gói tín dụng 1 tỷ USD cho các dự án kết nối giữa Ấn Độ và ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tôi cũng sẽ thảo luận về hợp tác và ổn định khu vực cũng như hợp tác đa phương giữa hai nước.
- Thưa Thủ tướng, Ấn Độ đang thực hiện chính sách “Hành động hướng Đông”. Vậy Việt Nam nằm ở đâu trong chiến lược này?
- Thủ tướng Modi: Chính sách "Hành động hướng Đông" của chúng tôi nhằm tạo dựng các mối quan hệ đối tác với các nước láng giềng phía Đông bao trùm sự hợp tác về an ninh, chiến lược, chính trị, quốc phòng và chống khủng bố, bên cạnh các mối quan hệ về kinh tế. Chính sách này nêu bật tầm quan trọng của các nước láng giềng của Ấn Độ ở phía Đông châu Á và dành cho họ sự ưu tiên trong hợp tác chính sách đối ngoại của chúng tôi.
Việt Nam là một thành viên không thể thiếu của ASEAN và là một trụ cột rất quan trọng trong chính sách Hành động hướng Đông của chúng tôi. Việt Nam là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN và Ấn Độ trong giai đoạn 2015-2018 và cả hai nước đều cam kết tăng cường mối quan hệ đối tác trong các khuôn khổ Hợp tác Ấn Độ - ASEAN và Mekong - sông Hằng.
- Hướng tới 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ trong năm 2017, Thủ tướng có thông điệp gì gửi tới người dân Việt Nam?
- Thủ tướng Modi: Năm 2017 đánh dấu một cột mốc rất quan trọng trong mối quan hệ song phương giữa hai nước và chúng tôi sẽ tổ chức nhiều sự kiện trong cả năm để kỷ niệm những sự kiện này.
"Mối quan hệ đối tác chiến lược” được thành lập năm 2007 là phương tiện để củng cố các mối quan hệ an ninh và quốc phòng của chúng ta và ngày nay mang tính toàn diện trong cách tiếp cận, hợp tác và mức độ sâu rộng.
Tuy nhiên, mối quan hệ của chúng ta sẽ không bị giới hạn trong 45 năm tồn tại hiện nay mà còn kéo dài qua hai thiên niên kỷ tiếp xúc giữa hai nền văn minh của chúng ta. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ Ấn Độ và vết tích của nền văn hóa Chăm đã minh chứng cho điều này.
Cả Ấn Độ và Việt Nam đều có dân số trẻ và năng động khi mà phần lớn dân số ở dưới độ tuổi 35. Vì thế, điều quan trọng là phải đảm bảo được tương lai của chúng ta và trọng tâm của mối quan hệ giữa hai nước được xây dựng đúng đắn hướng tới việc hoàn thành khát vọng của giới trẻ hai nước.
Hai nước có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa truyền thống và tôn giáo, dù tình bằng hữu và hiểu biết lẫn nhau đã được thử thách qua những thăng trầm của lịch sử. Tôi muốn nhắc lại câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam "trong sáng như bầu trời không một gợn mây". Chúng ta phải có nhiệm vụ giúp hai nước và người dân hai nước làm giàu thêm vốn di sản giàu có này.
- Xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng./.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt đầu thăm chính thức Việt Nam  (02/09/2016)
Báo chí Lào ca ngợi Việt Nam và mối quan hệ thủy chung hai nước  (02/09/2016)
Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng  (02/09/2016)
Lãnh đạo các nước gửi điện mừng nhân dịp kỷ niệm 71 năm Quốc khánh Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  (02/09/2016)
Thủ tướng dự Lễ động thổ Công viên Văn hóa du lịch Kim Quy  (02/09/2016)
Khai mạc diễn đàn kinh tế quốc tế Phương Đông lần thứ 2  (02/09/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển