Cảnh báo nguy cơ ngập úng ở vùng trũng thấp Phú Thọ, Yên Bái
21:18, ngày 20-08-2016
Thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương chiều 20-8-2016 cho biết lũ sông Thao, sông Thương, sông Mã đang tiếp tục lên.
Lúc 13 giờ ngày 20-8, mực nước trên sông Thao tại Yên Bái ở mức 32,62m, trên báo động 3: 0,62m; tại Phú Thọ: 17,88m, trên báo động 1: 0,38m; trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương: 4,67m, trên báo động 1: 0,37m; trên sông Mã tại Cẩm Thủy: 18,94m, dưới báo động 2: 0,06m và tại Lý Nhân: 9,55m, trên báo động 1: 0,05m.
Mực nước trên sông Lục Nam, sông Hoàng Long và sông Bưởi đang dao động ở mức đỉnh. Mực nước tại Lục Nam đạt mức 5,51m, trên báo động 2: 0,21m (11 giờ ngày 20-8); sông Hoàng Long tại Bến Đế đạt mức: 3,47m, dưới báo động 2: 0,03m (10 giờ ngày 20-8); trên sông Bưởi tại Kim Tân đạt mức 10,79m, dưới báo động 2: 0,21m (13 giờ ngày 20-8).
Dự báo đến tối nay (20-8), mực nước trên sông Thao tại Yên Bái sẽ lên mức 33,3m (trên báo động 3: 1,3m), tại Phú Thọ lên mức 18,5m (trên mức báo động 2: 0,3m); trên sông Lục Nam tại Lục Nam ở mức 5,3m (ở mức báo động 2); trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương đạt đỉnh ở mức 4,80m (trên báo động 1: 0,5m); trên sông Hoàng Long tại Bến Đế sẽ ở mức 3,30m (dưới báo động 2: 0,2m); trên sông Mã tại Lý Nhân đạt đỉnh ở mức 9,8m (trên báo động 1: 0,3m).
Đến sáng mai (21/8), mực nước sông Thao tại Yên Bái sẽ ở mức 32,8m (trên báo động 3: 0,8m); tại Phú Thọ có khả năng ở mức 18,8m (dưới mức báo động 3: 0,2m); trên sông Lục Nam tại Lục Nam xuống mức 4,8m (trên báo động 1: 0,5m); trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương xuống mức 4,5m (trên báo động 1: 0,2m); sông Mã tại Lý Nhân xuống mức 9,3m (dưới báo động 1: 0,2m).
Cảnh báo đêm nay và sáng mai (21-8), nguy cơ cao xảy ra ngập úng ở vùng trũng thấp thuộc tỉnh Phú Thọ, Yên Bái đặc biệt trên địa phận huyện Hạ Hòa và thành phố Yên Bái.
Ngập úng ở vùng trũng và sạt lở đất có khả năng xảy ra tại các tỉnh ở vùng núi phía Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ, đặc biệt một số tỉnh như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Thanh Hóa. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.
Trước đó, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, khu vực thành phố Yên Bái trong hai ngày 19 và 20/8 đã có mưa vừa, mưa to đến rất to nên khiến mực nước sông Hồng dâng cao trên mức báo động 3. Nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Yên Bái bị ngập úng nghiêm trọng.
Đặc biệt, mưa to kéo dài từ đêm qua cùng với nước đầu nguồn đổ về nên từ khoảng 5 giờ sáng 20-8 mực nước sông Hồng dâng nhanh. Toàn bộ khu vực đường Thanh Niên thuộc phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái đã ngập sâu trong nước từ 50cm đến 70 cm. Nhiều hộ dân ở khu vực này đã kịp thời sơ tán, di dời tài sản, đồ đạc lên tầng cao hơn trước khi nước ngập vào nhà. Khu vực này hiện đang ngập úng cục bộ.
Tại thành phố Yên Bái, ngập úng còn xảy ra một số tuyến đường giao thông và ở 102 hộ dân tại các xã, phường như Âu Lâu, Hợp Minh, Giới Phiên, Phúc Lộc, Yên Ninh, Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Nam Cường. Riêng đường Thanh Niên phường Hồng Hà, toàn bộ khu vực ga Yên Bái đã bị ngập sâu, nơi ngập sâu nhất đã lên tới 1,5 m.
Tuyến đường Yên Bái-Khe Sang (tỉnh lộ từ thành phố Yên Bái qua các huyện Trấn Yên, Văn Yên lên khe sang giáp ranh với Lào Cai) ngập 4 điểm. Tuyến đường Âu Lâu-Quy Mông ngập 6 điểm và ngập một số tuyến đường liên thôn gây ách tắc giao thông tại các xã: Đào Thịnh, Cổ Phúc, Nga Quán, Minh Quân, Y Can bị (ngập từ 0,6 m đến 1,5 m).
Cùng với ngập úng, mưa lũ còn gây sạt lở đất làm 2 người chết, một người bị thương, hơn 1.000 ha lúa, ngô và hoa màu bị thiệt hại, hàng chục trâu bò ngựa bị chết... Ước tính thiệt hại khoảng 30 tỷ đồng.
Trước tình hình đó, ngày 20-8, Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái đã thành lập các đoàn đi kiểm tra ở vùng bị thiệt hại. Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân phân công giao nhiệm vụ cho các ngành, thành viên phụ trách các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp xuống địa bàn chỉ đạo kịp thời các biện pháp ứng phó với mưa lũ, rà soát, di dời người và tài sản ra khỏi vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, nước sông Hồng vẫn tiếp tục dâng lên, dự kiến có thể lên cao tới 1m nữa. Do đó, lãnh đạo tỉnh Yên Bái chỉ đạo các địa phương ráo riết đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân để chủ động các phương án phòng tránh, di dời các hộ sống trong vùng nguy hiểm đến nơi.
Thành phố Yên Bái hiện đã bố trí loa phát thanh lưu động trực tiếp thông báo, cảnh báo về mực nước sông Hồng cho các xã, phường ven sông. Ủy ban Nhân dân các xã, phường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức lực lượng ứng trực, sẵn sàng sơ tán tài sản cho các hộ dân bị ngập, phân luồng giao thông; gấp rút di dời tất cả các hộ dân có nguy cơ bị ngập úng đến nơi an toàn.../.
Mực nước trên sông Lục Nam, sông Hoàng Long và sông Bưởi đang dao động ở mức đỉnh. Mực nước tại Lục Nam đạt mức 5,51m, trên báo động 2: 0,21m (11 giờ ngày 20-8); sông Hoàng Long tại Bến Đế đạt mức: 3,47m, dưới báo động 2: 0,03m (10 giờ ngày 20-8); trên sông Bưởi tại Kim Tân đạt mức 10,79m, dưới báo động 2: 0,21m (13 giờ ngày 20-8).
Dự báo đến tối nay (20-8), mực nước trên sông Thao tại Yên Bái sẽ lên mức 33,3m (trên báo động 3: 1,3m), tại Phú Thọ lên mức 18,5m (trên mức báo động 2: 0,3m); trên sông Lục Nam tại Lục Nam ở mức 5,3m (ở mức báo động 2); trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương đạt đỉnh ở mức 4,80m (trên báo động 1: 0,5m); trên sông Hoàng Long tại Bến Đế sẽ ở mức 3,30m (dưới báo động 2: 0,2m); trên sông Mã tại Lý Nhân đạt đỉnh ở mức 9,8m (trên báo động 1: 0,3m).
Đến sáng mai (21/8), mực nước sông Thao tại Yên Bái sẽ ở mức 32,8m (trên báo động 3: 0,8m); tại Phú Thọ có khả năng ở mức 18,8m (dưới mức báo động 3: 0,2m); trên sông Lục Nam tại Lục Nam xuống mức 4,8m (trên báo động 1: 0,5m); trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương xuống mức 4,5m (trên báo động 1: 0,2m); sông Mã tại Lý Nhân xuống mức 9,3m (dưới báo động 1: 0,2m).
Cảnh báo đêm nay và sáng mai (21-8), nguy cơ cao xảy ra ngập úng ở vùng trũng thấp thuộc tỉnh Phú Thọ, Yên Bái đặc biệt trên địa phận huyện Hạ Hòa và thành phố Yên Bái.
Ngập úng ở vùng trũng và sạt lở đất có khả năng xảy ra tại các tỉnh ở vùng núi phía Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ, đặc biệt một số tỉnh như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Thanh Hóa. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.
Trước đó, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, khu vực thành phố Yên Bái trong hai ngày 19 và 20/8 đã có mưa vừa, mưa to đến rất to nên khiến mực nước sông Hồng dâng cao trên mức báo động 3. Nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Yên Bái bị ngập úng nghiêm trọng.
Đặc biệt, mưa to kéo dài từ đêm qua cùng với nước đầu nguồn đổ về nên từ khoảng 5 giờ sáng 20-8 mực nước sông Hồng dâng nhanh. Toàn bộ khu vực đường Thanh Niên thuộc phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái đã ngập sâu trong nước từ 50cm đến 70 cm. Nhiều hộ dân ở khu vực này đã kịp thời sơ tán, di dời tài sản, đồ đạc lên tầng cao hơn trước khi nước ngập vào nhà. Khu vực này hiện đang ngập úng cục bộ.
Tại thành phố Yên Bái, ngập úng còn xảy ra một số tuyến đường giao thông và ở 102 hộ dân tại các xã, phường như Âu Lâu, Hợp Minh, Giới Phiên, Phúc Lộc, Yên Ninh, Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Nam Cường. Riêng đường Thanh Niên phường Hồng Hà, toàn bộ khu vực ga Yên Bái đã bị ngập sâu, nơi ngập sâu nhất đã lên tới 1,5 m.
Tuyến đường Yên Bái-Khe Sang (tỉnh lộ từ thành phố Yên Bái qua các huyện Trấn Yên, Văn Yên lên khe sang giáp ranh với Lào Cai) ngập 4 điểm. Tuyến đường Âu Lâu-Quy Mông ngập 6 điểm và ngập một số tuyến đường liên thôn gây ách tắc giao thông tại các xã: Đào Thịnh, Cổ Phúc, Nga Quán, Minh Quân, Y Can bị (ngập từ 0,6 m đến 1,5 m).
Cùng với ngập úng, mưa lũ còn gây sạt lở đất làm 2 người chết, một người bị thương, hơn 1.000 ha lúa, ngô và hoa màu bị thiệt hại, hàng chục trâu bò ngựa bị chết... Ước tính thiệt hại khoảng 30 tỷ đồng.
Trước tình hình đó, ngày 20-8, Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái đã thành lập các đoàn đi kiểm tra ở vùng bị thiệt hại. Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân phân công giao nhiệm vụ cho các ngành, thành viên phụ trách các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp xuống địa bàn chỉ đạo kịp thời các biện pháp ứng phó với mưa lũ, rà soát, di dời người và tài sản ra khỏi vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, nước sông Hồng vẫn tiếp tục dâng lên, dự kiến có thể lên cao tới 1m nữa. Do đó, lãnh đạo tỉnh Yên Bái chỉ đạo các địa phương ráo riết đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân để chủ động các phương án phòng tránh, di dời các hộ sống trong vùng nguy hiểm đến nơi.
Thành phố Yên Bái hiện đã bố trí loa phát thanh lưu động trực tiếp thông báo, cảnh báo về mực nước sông Hồng cho các xã, phường ven sông. Ủy ban Nhân dân các xã, phường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức lực lượng ứng trực, sẵn sàng sơ tán tài sản cho các hộ dân bị ngập, phân luồng giao thông; gấp rút di dời tất cả các hộ dân có nguy cơ bị ngập úng đến nơi an toàn.../.
Chuyên gia Nga: Việt Nam là nền kinh tế có sức cạnh tranh cao  (20/08/2016)
Sự thật phía sau tấm màn kịch “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”  (20/08/2016)
Truyền thông Argentina đưa đậm nét về ý nghĩa Cách mạng tháng Tám  (20/08/2016)
Hội thảo khoa học - thực tiễn “Giảm nghèo đa chiều bền vững: Thực tiễn và định hướng, giải pháp cho các tỉnh Tây Bắc”  (19/08/2016)
Việt Nam muốn Hàn Quốc hỗ trợ đào tạo nhân lực công nghệ thông tin  (19/08/2016)
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Hội khoa học và chuyên gia Việt Nam tại Pháp  (19/08/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển