Hội thảo “Cơ chế, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020”
00:22, ngày 11-06-2016
TCCSĐT- Ngày 10-6-2016, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đồng chủ trì tổ chức Hội thảo “Cơ chế, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020”.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga nhấn mạnh: Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1033/QĐ-TTg, ngày 30-6-2011, của Thủ tướng Chính phủ “Về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011-2015”, hội thảo tập trung thảo luận, ghi nhận những ý kiến, đề xuất từ các bộ, ban, ngành Trung ương; các địa phương, các cơ sở giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long về cơ chế, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp cho toàn vùng. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hoàn thiện Dự thảo “Quyết định Về phát triển giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020”, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực cho vùng trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau 5 năm triển khai thực hiện, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu theo Quyết định số 1033/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều bất cập, nhiều chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt theo tinh thần Quyết định số 1033/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đó là: Công tác phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi không đạt tỷ lệ 100%; tình trạng thiếu phòng học mầm non, phòng học xuống cấp còn phổ biến ở nhiều địa phương; chất lượng giáo dục nhìn chung còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước; quy mô tuyển sinh dạy nghề bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 mới đạt 56%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của toàn vùng đến năm 2015 đạt 35,2% (thấp hơn mức bình quân chung cả nước là 40,6%); đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn bất cập về chất lượng, cơ cấu; thiếu cơ chế chính sách đặc thù để phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long;…
Hội thảo nhất trí với mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020 theo Dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo là: "Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, thực hiện hiệu quả việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của địa phương và nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên những ngành nghề mà vùng có thế mạnh, cần thu hút người học; chú trọng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ảnh hưởng xâm nhập mặn; mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấp lao động, nâng cao năng suất lao động, thu nhập, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khu vực và thế giới”.
Trên cơ sở đó, hội thảo nhất trí đề xuất một số cơ chế, chính sách trọng tâm, đặc thù nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp cho toàn vùng trong 5 năm tới:
- Tiếp tục thực hiện các chính sách đặc thù hiện hành về hỗ trợ tài chính, ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo nguồn nhân lực - nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành nghề xã hội cần nhưng khó tuyển sinh cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Thực hiện chính sách ưu đãi về dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng nhiễm mặn, bị ảnh hưởng nặng của tình trạng biến đổi khí hậu.
- Ưu tiên sử dụng vốn vay ưu đãi tài trợ bổ sung ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ các chương trình mục tiêu kiên cố hóa trường lớp, lớp mầm non vùng đồng bằng sông Cửu Long; miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với trẻ mầm non vùng sông nước, vùng bị xâm nhập mặn còn nhiều khó khăn.
- Tăng định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo giai đoạn 2017-2020 cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long lên tương đương với định mức phân bổ cho các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên.
- Thực hiện cơ chế đặt hàng và phân công nhiệm vụ đào tạo cho các cơ sở đào tạo sư phạm trong vùng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, khắc phục dần tình trạng sinh viên sư phạm tốt nghiệp không có việc làm.
- Cho phép các tỉnh thiếu giáo viên mầm non được ký hợp đồng lao động trong thời gian chưa được cấp có thẩm quyền giao biên chế và được thanh toán tiền lương từ nguồn ngân sách; thí điểm mô hình quản lý cho phép các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý trường mầm non công lập để giải quyết tình trạng thiếu gia viên mầm non của vùng.
- Đối với giáo viên thường xuyên phải xuống các phun, sóc dạy nghề được hưởng phụ cấp lưu động như giáo viên thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục giáo dục; giải quyết nhà công vụ cho giáo viên dạy nghề ở các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số./.
Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh  (11/06/2016)
Đảng ủy Binh chủng Tăng thiết giáp học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng  (11/06/2016)
Quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc thảo luận về DOC và COC  (11/06/2016)
Tổng Bí thư yêu cầu kiểm tra thông tin “di sản” Phó Chủ tịch Hậu Giang  (10/06/2016)
Tổng Bí thư yêu cầu kiểm tra thông tin “di sản” Phó Chủ tịch Hậu Giang  (10/06/2016)
Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước Lào  (10/06/2016)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên