Thủ tướng mời gọi doanh nghiệp Nga đầu tư vào Việt Nam
Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp thăm chính thức Liên bang Nga, tối 18-5 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự Diễn đàn doanh nghiệp hai nước Việt Nam-Liên bang Nga với sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp tiêu biểu, các nhà đầu tư hai nước.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, đại diện lãnh đạo Bộ phát triển kinh tế Nga khẳng định Việt Nam là một đối tác rất quan trọng với Liên bang Nga; quan hệ giữa hai nước có một nền móng vững chắc là mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân hai nước đồng thời đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đạt được trong công cuộc Đổi mới cũng như trong phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế ngày nay.
Lãnh đạo Bộ phát triển kinh tế Nga đánh giá trên cơ sở những tiền đề đã có, hai bên đang nỗ lực thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả hơn.
Liên bang Nga cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong các dự án công nghệ hiện đại như năng lượng tái tạo, công nghệ bảo vệ môi trường.
Hai nước cũng đang tăng cường các hoạt động trao đổi hàng hóa, nhất là hàng hóa có hàm lượng giá trị gia tăng cao.
Việt Nam là nước đầu tiên đã ký hiệp định Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Liên minh Kinh tế Á-Âu; đây sẽ là cơ hội rộng mở thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.
Liên bang Nga hoan nghênh các dự án đầu tư của Việt Nam vào Liên bang Nga và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh doanh nghiệp hai nước, các nhà đầu tư đã có mặt, tham gia đối thoại tại diễn đàn.
Giới thiệu với đại diện lãnh đạo ngành kinh tế Liên bang Nga và các doanh nghiệp Liên bang Nga về một đất nước Việt Nam phát triển năng động, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, hiện đang tích cực hội nhập quốc tế với hội nhập kinh tế là trọng tâm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam và Liên bang Nga là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời, là Đối tác chiến lược toàn diện. Trong những năm vừa qua, hợp tác trong lĩnh vực đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga phát triển tích cực.
Nga đang đứng thứ 17/112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 114 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,08 tỷ USD trong các lĩnh vực như năng lượng, khai khoáng, chế tạo máy, dịch vụ du lịch…
Việt Nam có 20 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn là 2,93 tỷ USD trong các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, dịch vụ…
Tuy nhiên, kim ngạch thương mại song phương còn khiêm tốn; chưa tương xứng với tiềm năng và ý nguyện hợp tác các bên trong thời gian qua.
Hiện cũng chưa có nhiều dự án đầu tư lớn của Nga vào Việt Nam ngoại trừ lĩnh vực dầu khí.
Thủ tướng đề nghị tại diễn đàn này, doanh nghiệp hai nước cùng trao đổi, đối thoại, phân tích nguyên nhân tồn tại, yếu kém đang là rào cản hạn chế việc giao thương giữa doanh nghiệp hai nước; đồng thời đề xuất cơ chế, chính sách và đánh giá những tiềm năng, lợi thế, là các điều kiện, cơ hội thuận lợi phát triển quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước nhất là sau FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu.
Thủ tướng gợi mở Việt Nam là địa bàn du lịch hấp dẫn của du khách Nga nhiều năm qua nhưng hiện đang sụt giảm, hai bên cần xúc tiến tăng cường đường bay thẳng giữa các địa phương giữa hai nước; đẩy mạnh đầu tư để xúc tiến nhiều hơn nữa các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực này.
Với nền tảng quan hệ quốc tế rộng mở, tham gia 13 Hiệp định thương mại quốc tế lớn đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và là thành viên cộng đồng ASEAN, Việt Nam có nhiều lợi thế, có đội ngũ lao động đang ở thời kỳ dân số vàng và là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng mở cho các doanh nghiệp hai nước.
Thủ tướng gợi ý, với thế mạnh trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh như nông sản, sản phẩm điện tử, hàng dệt may và tìm kiếm cơ hội nhập khẩu các sản phẩm có chất lượng với chi phí cạnh tranh từ Liên bang Nga.
Vui mừng thông báo với doanh nghiệp hai nước về kết quả các cuộc hội đàm, tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Nga trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết lãnh đạo hai nước thống nhất tháo gỡ mạnh mẽ hơn nữa các rào cản về thể chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, làm ăn và được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng một cách công bằng, minh bạch, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Đề cao vai trò của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị doanh nghiệp hai nước phấn đấu hiện thực hóa kỳ vọng nâng kim ngạch thương mại hai chiều Việt-Nga lên mức 10 tỷ USD vào năm 2020 như quyết tâm của lãnh đạo hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: "Việt Nam luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nga đầu tư vào Việt Nam và ngược lại, Liên bang Nga tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Nga. Chính phủ Việt Nam luôn coi thành công của doanh nghiệp là thành công của Chính phủ".
Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn chính phủ hai nước đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, đáp ứng mong đợi của doanh nghiệp và nhân dân hai nước./.
Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án của TH True Milk tại Nga  (18/05/2016)
Hoàng tử Brunei tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Thanh Hóa  (18/05/2016)
Học giả Mỹ đánh giá về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama  (18/05/2016)
Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016  (18/05/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên