Hội thảo về triển vọng phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Nga
21:59, ngày 14-05-2016
Ngày 13-5-2016, tại thủ đô Moskva, Nga, hội thảo “Triển vọng phát triển quan hệ Nga-Việt Nam trong giai đoạn mới,” đã diễn ra.
Hội thảo, do Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAN) tổ chức, diễn ra trước thềm chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Nga, và thu hút sự tham gia của nhiều học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu Liên bang Nga, cùng đông đảo các sinh viên, nghiên cứu sinh người Nga chuyên ngành về khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á và Việt Nam.
Tại hội thảo, các học giả đã trình bày nhiều bài tham luận, đưa ra ý kiến đánh giá, phân tích và cùng thảo luận về nhiều khía cạnh trong mối quan hệ Nga-Việt. Đáng chú ý là các ý kiến phân tích ý nghĩa chuyến thăm Nga lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, triển vọng hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực năng lượng, văn hóa, giáo dục, mối quan hệ Nga-Việt là cầu nối để Nga tiến vào ASEAN...
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á và châu Đại dương thuộc Viện Đông phương học Dmitry Mosyakov, khẳng định mối quan hệ truyền thống Nga-Việt là tổng hòa của sự tin tưởng và quan tâm lẫn nhau trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa.
Theo ông D. Mosyakov, bên cạnh việc hợp tác trong các vấn đề chính trị quốc tế, trong chuyến thăm Nga lần này, lãnh đạo 2 nước sẽ chú trọng nhiều tới thúc đẩy phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế, các dự án công nghiệp điện hạt nhân, lọc dầu, nông nghiệp và kỹ thuật quân sự
Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá cao việc Việt Nam chọn Liên bang Nga là điểm đến trong chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhấn mạnh điều này sẽ rất có lợi cho mối quan hệ vốn đã có truyền thống lâu đời giữa hai nước.
Đa số ý kiến còn cho rằng mối quan hệ hợp tác với Việt Nam nói riêng và với ASEAN nói chung là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao “quay sang phía Đông” của Nga trong bối cảnh bị Mỹ và phương Tây cấm vận cả về chính trị và kinh tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam và ASEAN còn là yếu tố góp phần giúp Nga đa dạng hóa các mối quan hệ hợp tác thương mại ở phía Đông, để tránh dẫn tới tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc./.
Tại hội thảo, các học giả đã trình bày nhiều bài tham luận, đưa ra ý kiến đánh giá, phân tích và cùng thảo luận về nhiều khía cạnh trong mối quan hệ Nga-Việt. Đáng chú ý là các ý kiến phân tích ý nghĩa chuyến thăm Nga lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, triển vọng hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực năng lượng, văn hóa, giáo dục, mối quan hệ Nga-Việt là cầu nối để Nga tiến vào ASEAN...
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á và châu Đại dương thuộc Viện Đông phương học Dmitry Mosyakov, khẳng định mối quan hệ truyền thống Nga-Việt là tổng hòa của sự tin tưởng và quan tâm lẫn nhau trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa.
Theo ông D. Mosyakov, bên cạnh việc hợp tác trong các vấn đề chính trị quốc tế, trong chuyến thăm Nga lần này, lãnh đạo 2 nước sẽ chú trọng nhiều tới thúc đẩy phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế, các dự án công nghiệp điện hạt nhân, lọc dầu, nông nghiệp và kỹ thuật quân sự
Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá cao việc Việt Nam chọn Liên bang Nga là điểm đến trong chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhấn mạnh điều này sẽ rất có lợi cho mối quan hệ vốn đã có truyền thống lâu đời giữa hai nước.
Đa số ý kiến còn cho rằng mối quan hệ hợp tác với Việt Nam nói riêng và với ASEAN nói chung là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao “quay sang phía Đông” của Nga trong bối cảnh bị Mỹ và phương Tây cấm vận cả về chính trị và kinh tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam và ASEAN còn là yếu tố góp phần giúp Nga đa dạng hóa các mối quan hệ hợp tác thương mại ở phía Đông, để tránh dẫn tới tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc./.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thiếu niên, nhi đồng  (14/05/2016)
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phát hiện, xử lý tham nhũng  (14/05/2016)
Tổng Bí thư tiếp Đoàn Đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc  (14/05/2016)
Kỳ vọng của cử tri Trường Sa trước Ngày hội lớn của đất nước  (14/05/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay