Việt Nam - Lào tăng hợp tác bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu lý luận
Từ ngày 9 đến ngày 12-5, Đoàn đại biểu cấp cao của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Giám đốc Học viện, dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Lào nhân dịp tham dự Lễ triển khai Dự án “Biên dịch Tác phẩm Hồ Chí Minh Toàn tập từ tiếng Việt sang tiếng Lào”.
Chuyến thăm cũng nhằm tăng cường thắt chặt quan hệ hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và nghiên cứu lý luận giữa hai Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Lào.
Trong thời gian làm việc tại Lào, Đoàn đại biểu cấp cao của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã được Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Phankham Viphavanh tiếp thân mật.
Tại buổi tiếp, GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng chân thành cảm ơn Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào Phankham Viphavanh đã dành thời gian tiếp đoàn, đồng thời bày tỏ vui mừng trước thành công của Đại hội lần thứ X của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và chúc mừng đồng chí Viphavanh được giao trọng trách Thường trực Ban Bí thư.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng bày tỏ cảm ơn đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào Phankham Viphavanh đối với các hoạt động hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý giữa Lào và Việt Nam.
Đồng chí Phankham Viphavanh hoan nghênh và đánh giá cao chuyến thăm và làm việc lần này của Đoàn đại biểu cấp cao của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đồng chí Phankham Viphavanh trân trọng cảm ơn Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giúp đỡ, ủng hộ và hợp tác hiệu quả cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của hệ thống chính trị Lào.
Thường trực Ban Bí thư Phankham Viphavanh cũng đánh giá cao Dự án “Biên dịch Tác phẩm Hồ Chí Minh Toàn tập từ tiếng Việt sang tiếng Lào” giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Lào, Dự án được triển khai trong bối cảnh Nghị quyết Đại hội X của Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần đầu tiên khẳng định lấy tư tưởng Kaysone Phomvihane làm nền tảng kim chỉ nam.
Đồng chí Phankham Viphavanh chỉ đạo và gợi ý cho hai Học viện có sứ mệnh đặc biệt quan trọng là thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, vốn được xem là nguồn vốn quý báu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cần tăng cường hợp tác đào tạo theo hướng chú trọng năng lực thực tiễn bên cạnh trang bị tri thức lý luận, đề cao năng lực lãnh đạo, quản lý và thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ được đào tạo để đáp ứng những đòi hỏi và thách thức của thực tiễn, đẩy mạnh hội nhập và phát triển hiện nay.
Trong thời gian công tác tại Lào, Đoàn đại biểu cấp cao Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đến thăm và hội kiến với Bí thư Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào Kykeo Khaykhamphithun.
Nhân dịp này, chiều 12-5, Đoàn đại biểu cấp cao của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trao tặng 20 bộ máy tính cho Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào./.
Khởi công Hợp phần B Dự án Cảng container quốc tế Hải Phòng  (12/05/2016)
Việt Nam yêu cầu Đài Loan chấm dứt hoạt động thăm đảo Ba Bình  (12/05/2016)
Học viện Hậu cần: Chủ động, sáng tạo đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (12/05/2016)
Thúc đẩy hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Thượng Hải  (12/05/2016)
Thủ tướng dự lễ khánh thành Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi  (12/05/2016)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên