Công bố quy hoạch chi tiết Trung tâm Hoàng thành Thăng Long
Ngày 19-4, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ Xây dựng đã công bố Quy hoạch chi tiết "Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội" (tỷ lệ 1/500).
Phạm vi và quy mô lập quy hoạch thuộc phường Điện Biên, quận Ba Đình, có diện tích 18,353ha, gồm 2 khu: Khu thành cổ Hà Nội và Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.
Theo ông Bùi Xuân Tùng, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội, quy hoạch lần này có 3 hạng mục được duyệt gồm: Đồ án Quy hoạch; Đề án bảo tồn và Quy chế quản lý đầu tư xây dựng.
Mục tiêu của quy hoạch nhằm bảo tồn, tôn tạo, khai thác phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục cộng đồng, du lịch, nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn phát huy di sản văn hóa thế giới.
Cùng với đó, xây dựng không gian văn hóa cộng đồng hài hòa về cảnh quan kiến trúc, bảo đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật trong tổng thể khu Trung tâm chính trị Ba Đình.
Quy hoạch còn là cơ sở để xây dựng quy chế, đề án quản lý tổng thể Khu di tích và triển khai công tác đầu tư các dự án thành phần theo quy hoạch.
Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Nguyễn Đình Toàn đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội sớm bố trí nguồn vốn để đầu tư xây dựng các hạng mục theo quy hoạch.
Đồng thời, trong quá trình triển khai xây dựng, thành phố cần thực hiện bảo đảm yếu tố kiến trúc cảnh quan phù hợp, gắn với giá trị kiến trúc, lịch sử, phát huy được giá trị của di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội.
Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn cũng nhấn mạnh quy hoạch lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, quy hoạch, kiến trúc đô thị đặc sắc của dân tộc.
Đồng thời, bảo tồn và tôn vinh được hình ảnh của khu Kinh đô lịch sử, góp phần hoàn thiện không gian kiến trúc cảnh quan cho khu Trung tâm chính trị Ba Đình.
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là di tích Quốc gia đặc biệt đồng thời là Di sản văn hóa thế giới với những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nổi bật toàn cầu.
Trải qua nhiều biến động lịch sử ở các giai đoạn khác nhau, đến nay khu di tích đã trở thành điểm nhấn lịch sử, văn hóa quan trọng của Thủ đô và điểm đến thu hút khách du lịch khi đến với Hà Nội./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Liên bang Nga  (19/04/2016)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp đoàn đại biểu Quỹ Vừ A Dính  (19/04/2016)
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp sẽ diễn ra vào 29-4  (19/04/2016)
Năm 2017, tăng lương tối thiểu vùng sẽ thấp hơn mức 12,4%  (19/04/2016)
Ngày Môi trường thế giới: Chung tay bảo vệ các giống loài hoang dã  (19/04/2016)
Đổi mới quan hệ lao động là "chìa khóa" để hưởng lợi từ hội nhập  (19/04/2016)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên