I-ran và khát vọng mở cửa đất nước
TCCSĐT - Cuộc bầu cử Quốc hội I-ran dù chưa có kết quả chung cuộc do không có nhóm chính trị chủ chốt nào giành đủ số ghế để chiếm đa số trong quốc hội, nhưng các số liệu về tỷ lệ phiếu bầu đã thể hiện rõ nét sự ủng hộ của người dân I-ran dành cho đương kim Tổng thống H. Ru-ha-ni và các đồng minh, vốn chủ trương mở cửa và cải cách đất nước, chấm dứt tình trạng bị cô lập bấy lâu nay.
Cuộc bầu cử lịch sử
Ngày 26-2-2016, với tỷ lệ cử tri đi bầu cử đạt khoảng 50% tại thủ đô Tê-hê-ran và 62% trên tổng số 55 triệu cử tri cả nước, cuộc bầu cử Quốc hội I-ran đã được tiến hành để bầu ra Quốc hội khóa 10 gồm 290 ghế trong tổng số 4.844 ứng cử viên, trong đó có 10% là phụ nữ, và Hội đồng Chuyên gia khóa 5 gồm 88 giáo sĩ trong tổng số 159 giáo sĩ. Trong số 290 ghế quốc hội, có 30 ghế của thủ đô Tê-hê-ran và số còn lại thuộc về 94 khu vực bầu cử ngoài thủ đô. Tổng cộng, tranh cử vào Quốc hội mới gồm 290 thành viên. Ngày 29-2, Bộ trưởng Nội vụ I-ran A. R. Pha-dơ-li thông báo công tác kiểm phiếu đã hoàn tất, song tại một số khu vực bầu cử, không có ứng cử viên nào giành chiến thắng tuyệt đối nên I-ran sẽ tiến hành bầu cử vòng hai để xác định số ghế còn lại, dự kiến vào giữa tháng Tư tới.
Theo kết quả được công bố chính thức, 290 ghế trong Quốc hội I-ran đang được phân chia giữa ba nhóm chính. Phe bảo thủ giành được 103 ghế, Liên minh List of Hope (Danh sách Hy vọng) gồm các ứng cử viên ôn hòa và ủng hộ cải cách giành 95 ghế, trong khi 69 ghế hiện vẫn chưa có chủ và số ghế còn lại thuộc về các ứng viên độc lập. Kết quả này đã đánh dấu sự hiện diện mạnh mẽ nhất của các lực lượng cấp tiến tại Quốc hội kể từ năm 2004. Đáng chú ý, phe cải cách của đương kim Tổng thống đang có sự ủng hộ cao của dân chúng khi giành toàn bộ 30 ghế của thủ đô Tê-hê-ran tại Quốc hội. Còn tại Hội đồng Chuyên gia - cơ quan lãnh đạo quan trọng của I-ran - đương kim Tổng thống H. Ru-ha-ni và các đồng minh của ông cũng đã giành 15 trên tổng số 16 ghế dành riêng cho Tê-hê-ran. Hãng thông tấn IRNA dẫn kết quả bầu cử cuối cùng cho thấy, Tổng thống H. Ru-ha-ni đứng vị trí thứ ba và đồng minh của ông là cựu Tổng thống A. H. Ra-phsan-gia-ni - người theo đường lối cải cách và từng được đào tại Đại học Stanford (Mỹ), đứng vị trí đầu tiên trong danh sách 16 thành viên trúng cử Hội đồng Chuyên gia ở Tê-hê-ran.
Số phiếu mà đương kim Tổng thống H. Ru-ha-ni và các đồng minh của ông giành được tại Tê-hê-ran trong Hội đồng Chuyên gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với phe cải cách, bởi đây là cơ quan quyền lực chi phối việc điều hành đất nước của Tổng thống và Chính phủ I-ran. Cơ quan này là “trụ cột” trong hệ thống chính trị I-ran, với trọng trách giám sát mọi hoạt động của lãnh tụ tối cao, có quyền “cách chức” hoặc “bổ nhiệm” lãnh tụ tối cao. Vì thế, có thể nói, việc có mặt trong Hội đồng Chuyên gia sẽ đóng vai trò quyết định đối với nhiệm kỳ Tổng thống của ông H. Ru-ha-ni, khi thủ lĩnh tinh thần tối cao hiện nay của I-ran, Đại giáo chủ A. Kha-mơ-nây đã 76 tuổi. Tính quan trọng của cuộc bầu cử này cũng nằm ở việc bầu ra Hội đồng Chuyên gia khóa 5 có nhiệm kỳ 8 năm bởi các thành viên của nhiệm kỳ này sẽ lựa chọn người kế nhiệm Đại giáo chủ A. Kha-mơ-nây - thủ lĩnh tinh thần của I-ran trong trường hợp ông qua đời.
Luồng gió mới
Giới quan sát nhận định, sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân I-ran dành cho đương kim Tổng thống H. Ru-ha-ni và đồng minh, nhờ thỏa thuận hạt nhân lịch sử đã được ký kết giữa I-ran và Nhóm P5+1, giúp nước này thoát khỏi các lệnh trừng phạt hồi tháng 01-2016 mới đây. Các lệnh trừng phạt đã gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế đất nước, tuy nhiên, các nhân vật thuộc phe bảo thủ lại phản đối mạnh mẽ Thỏa thuận hạt nhân này. Như vậy, các vấn đề đối nội mới là điều khiến Tổng thống H. Ru-ha-ni và đồng minh được lòng các cử tri, đặc biệt là thanh niên, vốn chiếm tới 60% dân số với các vấn đề sát sườn, như nhà ở, kinh tế và việc làm…
Trong chiến dịch vận động tranh cử cho Đảng mình, Tổng thống H. Ru-ha-ni cam kết các mục tiêu tăng đầu tư nước ngoài, tạo ra nhiều việc làm mới, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đang ở mức 25%. Ông cũng kêu gọi sự đoàn kết, hợp tác của tất cả các lực lượng trong xã hội để cùng duy trì một I-ran thịnh vượng và hùng mạnh. Ông tuyên bố, “bất cứ xung đột và tranh chấp nào cũng đều đi ngược lại với những lợi ích quốc gia. Vì thế, chúng ta cần phải có sự đồng thuận, đoàn kết, hợp lực trong quá trình phát triển đất nước. Chúng ta phải có một kế hoạch chung thứ hai để hành động với sự tham gia của tất cả các lực lượng”.
Ông H. Ru-ha-ni đang có kế hoạch triển khai một loạt những cải cách kinh tế, xã hội trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống 4 năm vào năm 2017 khiến người dân I-ran rất kỳ vọng vào những kế hoạch này. Tác giả của kế hoạch này là “Danh sách của Hy vọng”, một liên minh gồm các ứng cử viên ôn hòa và cải cách của Tổng thống H. Ru-ha-ni, với chủ trương cởi mở hơn với cải cách xã hội và chính trị.
Ngay sau khi có kết quả bầu cử, Tổng thống H. Ru-ha-ni khẳng định trên trang mạng cá nhân: “Các cử tri đã tạo một bầu không khí mới tại I-ran, hay nói cách khác là đã thổi một luồng gió mới vào bầu không khí chính trị, kinh tế, xã hội tại nước Cộng hòa Hồi giáo này. Bởi đây là cơ hội để mở ra một chương mới trong quá trình phát triển kinh tế của I-ran dựa vào những nguồn lực nội tại và các cơ hội quốc tế”.
Một I-ran ôn hòa?
Việc phe bảo thủ vốn phản đối quan hệ hòa hoãn với phương Tây mà chính quyền cải cách thực hiện gần đây trở thành thiểu số ở Quốc hội sẽ có ảnh hưởng quyết định tới đối sách của I-ran trong ít nhất một thập niên tới. Theo đó, dường như I-ran sẽ xích lại gần hơn với Mỹ và phương Tây vì lý do phe đa số tại Quốc hội thuộc về phe của đương kim Tổng thống H. Ru-ha-ni có quan điểm cấp tiến và ôn hòa.
Tuy nhiên, nhìn lại thời điểm tháng 6-2013 khi ông đắc cử Tổng thống I-ran và những kỳ vọng khi đó của các giáo sỹ quyền lực trong chính trường I-ran vào vị tân Tổng thống, sẽ thấy những gì ông H. Ru-ha-ni và đồng minh đạt được hôm nay không nằm ngoài những tính toán trong giới lãnh đạo Tê-hê-ran.
Vào lúc đắc cử Tổng thống, vị giáo chủ theo đường lối ôn hòa H. Ru-ha-ni đã gánh trọng trách mang lại những thay đổi bước ngoặt cho đất nước, tháo gỡ thế bế tắc xung quanh chương trình hạt nhân của nước này. Gần hai năm sau, ông đã làm được điều đó. Ông H. Ru-ha-ni được đánh giá có phong cách ôn hòa, nhẹ nhàng với kỹ năng đàm phán khéo léo, có uy lực với các phe phái chính trị phân hóa và các tầng lớp xã hội tại I-ran. Và giờ đây, ông đã thể hiện được vai trò đó khi đưa phe cải cách chiến thắng phe bảo thủ trong bầu cử, khi bối cảnh đất nước đã nhiều năm giới lãnh đạo bị chi phối bởi các tư tưởng cứng rắn.
Còn nhớ vào lúc đắc cử Tổng thống, ông H. Ru-ha-ni không phải là lựa chọn hàng đầu của A. Kha-mơ-nây, nhưng vị Lãnh đạo Tối cao này lập tức gửi lời chúc mừng tới ông H. Ru-ha-ni sau khi kết quả được công bố, và gọi ông là “sự lựa chọn của người dân”. Điều này cho thấy, ngay giới chức lãnh đạo I-ran cũng mong muốn giải quyết các vấn đề nhức nhối về kinh tế, chia rẽ về chính trị đang tác động tiêu cực tới quốc gia này kể từ khi đối đầu với phương Tây xung quanh chương trình hạt nhân. Một thành viên cấp cao của Ủy ban tư vấn chính sách và kinh tế của I-ran đã bình luận: “Việc bầu chọn nên H. Ru-ha-ni đã làm được hai điều cho chế độ này, đó là mang lại cơ hội thống nhất trong chỉ đạo và hàn gắn dân tộc.
Song bản thân Tổng thống H. Ru-ha-ni không phải là một nhà cải cách triệt để. Ông là một trong những người thông thạo vấn đề hạt nhân I-ran, từng được Lãnh đạo Tối cao A. Kha-mơ-nây bổ nhiệm vào Hội đồng An ninh quốc gia, chịu trách nhiệm về các chính sách quốc phòng và hạt nhân nhiều lần trong suốt hơn hai thập niên qua. Do đó, có thể thấy, một I-ran ôn hòa trong chính sách dường như không phải là mục tiêu của ông H. Ru-ha-ni mà có chăng chỉ là cách tiếp cận ôn hòa để bảo đảm lợi ích đất nước vốn bị thiệt hại nhiều năm do bị cô lập cả về ngoại giao và kinh tế. Cá nhân Tổng thống H. Ru-ha-ni từng có phát biểu thể hiện rõ nét điều này khi nói, “muốn làm việc với cả thế giới thì phải thông qua đối thoại ôn hòa, chứ không phải bằng những lời lẽ phòng thủ” và “chúng ta phải tính toán các lợi ích quốc gia. Có các lò phản ứng ly tâm để vận hành cũng rất tốt, nhưng phương kế sinh nhai của người dân vẫn phải duy trì, các nhà máy vẫn phải hoạt động”./.
Đề nghị WB hỗ trợ Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại  (15/03/2016)
Việt Nam - Liên bang Nga hợp tác về bảo mật và an toàn thông tin  (15/03/2016)
Việt Nam - Ấn Độ thảo luận việc thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư  (15/03/2016)
Thủ đô Hà Nội có 87 hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV  (15/03/2016)
Lấy ý kiến về báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ  (15/03/2016)
Cục Dân quân tự vệ gặp mặt báo chí đầu Xuân Bính Thân 2016  (15/03/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay