Chính thức ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy 2016
Ngày 14-3-2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy, ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT, ngày 26-02-2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung như sau:
Điểm c khoản 2 Điều 2: Các trường tổ chức tuyển sinh riêng có thể kết hợp xét tuyển những thí sinh đã dự thi kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; trong trường hợp sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành hoặc nhóm ngành (sau đây gọi chung là ngành), các trường xác định và công bố công khai chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh.
--------------------------------------------
Điều chỉnh cách tính khu vực ưu tiên
Gạch đầu dòng thứ nhất điểm a khoản 1 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau: “- Đối tượng 01: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học Trung học phổ thông hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại Khu vực 1 (KV1) quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7 của Quy chế này”.
Điểm a khoản 4 Điều 7: Thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu trong 3 năm học trung học phổ thông (hoặc trong thời gian học trung cấp) có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu mỗi năm học một trường thuộc các khu vực có mức ưu tiên khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm thi tuyển sinh.
Gạch đầu dòng thứ tư điểm b khoản 4 Điều 7: “- Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học Trung học phổ thông hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học Trung học phổ thông (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã có ít nhất một trong các xã thuộc diện nói trên”;
Gạch đầu dòng thứ ba điểm c khoản 4 Điều 7: “- Khu vực 2 (KV2) gồm: các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc KV1)”.;
Dành 50% chỉ tiêu theo các tổ hợp môn thi truyền thống
--------------------------------------
Khoản 3 Điều 11: Những trường sử dụng tổ hợp môn thi mới ngoài các khối thi truyền thống để xét tuyển cho một ngành cần dành ít nhất 50% chỉ tiêu của ngành đó để xét tuyển theo các tổ hợp môn thi tương ứng với các khối thi truyền thống”;
Khoản 1 Điều 12: Căn cứ kết quả thi của thí sinh dự thi lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học để các trường xây dựng phương án xét tuyển. Đối với trường cao đẳng, ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào là: Tốt nghiệp Trung học phổ thông”.
Liên quan đến công tác xét tuyển, Điều 13 sửa đổi, bổ sung như sau: Đối với các trường tổ chức xét tuyển đối với những thí sinh đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia để xét tuyển đại học, cao đẳng: Công bố phương thức tiếp nhận đăng ký xét tuyển và phí dự tuyển: Thí sinh có thể nộp đăng ký xét tuyển và phí dự tuyển trực tuyến hoặc qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh. Trường có thể quy định thêm phương thức tiếp nhận đăng ký xét tuyển và phí dự tuyển của thí sinh phù hợp với điều kiện thực tế của trường nhưng không gây khó khăn, tốn kém cho thí sinh và bức xúc xã hội.
Điểm xét tuyển là tổng điểm các môn thi theo từng tổ hợp xét tuyển và được làm tròn đến 0,25. Căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, các trường công bố quy định xét tuyển vào các ngành của trường và tổ chức xét tuyển theo lịch của Bộ. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường và số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số học sinh dự bị của trường; học sinh các trường Dự bị đại học được giao về trường), Hội đồng tuyển sinh trường xem xét, quyết định phương án điểm trúng tuyển. Cập nhật dữ liệu đăng ký xét tuyển lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia; kết thúc mỗi đợt xét tuyển, công bố trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển, đồng thời báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các trường đại học, cao đẳng, các trường thành viên của Đại học Quốc gia, Đại học vùng nếu tổ chức xét tuyển theo nhóm trường, mỗi nhóm cần xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh đáp ứng các yêu cầu của Quy chế này. Ngoài ra, đề án cần quy định rõ: trách nhiệm, quyền hạn của các trường trong nhóm; phương thức đăng ký và xét tuyển nguyện vọng ưu tiên của thí sinh vào các trường trong nhóm.
Đối với thí sinh: Nộp Phiếu Đăng ký xét tuyển và phí dự tuyển cho trường theo các phương thức do trường công bố. Đăng kí xét tuyển đợt I: Thí sinh chỉ được Đăng ký xét tuyển tối đa vào 02 trường, mỗi trường không quá 02 ngành; thí sinh không được thay đổi nguyện vọng vào trường, ngành đã đăng ký trong đợt xét tuyển. Đăng kí xét tuyển các đợt bổ sung: Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa vào 03 trường, mỗi trường không quá 02 ngành; thí sinh không được thay đổi nguyện vọng vào trường, ngành đã đăng ký trong từng đợt xét tuyển. Thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường xét tuyển theo nhóm trường có thể đăng ký vào nhiều trường trong nhóm. Số ngành đăng ký tối đa trong mỗi đợt xét tuyển thực hiện theo quy định tại điểm b, c của khoản này.
Thí sinh trúng tuyển phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (có chữ kí của Chủ tịch Hội đồng thi và đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi) cho trường có nguyện vọng học trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển.
Thời gian đăng kí xét tuyển: bắt đầu từ ngày 01-8 đến hết ngày 20-10 đối với hệ đại học và đến hết ngày 15-11 đối với hệ cao đẳng. Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong Phiếu đăng ký xét tuyển và Phiếu đăng ký dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không bảo đảm các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin trong Phiếu Đăng ký xét tuy và dữ liệu đăng ký dự thi với hồ sơ gốc.
Khoản 3 Điều 17: Đối với trường sử dụng phương án xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT, điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0 đối với hệ đại học (theo thang điểm 10). Đối với hệ cao đẳng, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Khoản 2 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau: Chế độ ưu tiên được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này. Trường hợp sử dụng kết quả học tập ở Trung học phổ thông để xét tuyển, điểm ưu tiên được cộng để xét tuyển sau khi thí sinh đạt ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào quy định tại khoản 3 Điều 17 của Quy chế này”.
Khoản 3 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau: Cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế tuyển sinh: Mọi người dân, kể cả thí sinh và những người tham gia công tác tuyển sinh, nếu phát hiện những hành vi vi phạm Quy chế tuyển sinh cần cung cấp thông tin cho nơi tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều này để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật về tố cáo; Người cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế tuyển sinh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin và bằng chứng đã cung cấp, không được lợi dụng việc làm đó để gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác tuyển sinh”.
Về báo cáo kết quả tuyển sinh và thông tin tuyển sinh, các trường báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả tuyển sinh của trường trước ngày 30-11 hằng năm. Trước thời hạn do Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, các trường báo cáo thông tin tuyển sinh của trường: Các trường sử dụng kết quả kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia để xét tuyển, báo cáo phương án xét tuyển theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này; Các trường tuyển sinh theo phương thức khác: báo cáo đề án tự chủ tuyển sinh đã đáp ứng các quy định tại Điều 2, Điều 3, Điều 13 và phụ lục của Quy chế này”.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 29-4-2016./.
Khẩn trương ban hành các văn bản cụ thể hóa Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động  (14/03/2016)
Việt Nam hoan nghênh Trung Quốc sớm triển khai kế hoạch xả nước xuống hạ lưu sông Mê Công  (14/03/2016)
Thành phố Hồ Chí Minh có 78 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân  (14/03/2016)
Có 47 hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV tại Hà Nội  (14/03/2016)
Đơn giản hóa thủ tục bảo vệ luận án và cấp bằng tiến sĩ  (14/03/2016)
Thủ tướng Chỉ thị tăng cường các giải pháp giảm quá tải bệnh viện  (14/03/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay