Sớm tháo gỡ những vướng mắc, tạo chuyển biến mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn
Đây là chỉ đạo của đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng và hỗ trợ vật liệu xây dựng giai đoạn 2012 - 2015 trong chương trình xây dựng nông thôn mới được tổ chức vào sáng ngày 30-11-2015.
Tại Hội nghị, các ý kiến tham luận đều khẳng định việc ban hành hai chính sách trên là chủ trương đúng đắn, tạo động lực quan trọng thúc đẩy việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh và thúc đẩy hỗ trợ sản xuất. Hội nghị cũng tập trung thảo luận về các vấn đề còn vướng mắc, khó khăn trong thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng, trong tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nhiều ý kiến tham luận cũng đề nghị nên mở rộng đối tượng vay; tiếp tục hỗ trợ các mô hình mới có tính sáng tạo cao trong phát triển sản xuất; cắt giảm những thủ tục rườm rà và thống nhất bộ thủ tục vay vốn phát triển sản xuất. Đồng thời, đề nghị nên kéo dài thời gian thực hiện các chính sách giai đoạn 2016 - 2020.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Đặng Huy Hậu nhấn mạnh: Năm 2015, Quảng Ninh cơ bản hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Kết quả này là nhờ có sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội. Năm 2016, chương trình này sẽ chuyển sang một giai đoạn mới, đó là hướng đến mục tiêu đạt chuẩn, xây dựng nông thôn tiến tiến; sản xuất nông nghiệp cũng chuyển từ manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa. Do đó, cần sớm tháo gỡ những vướng mắc, khơi thông nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đây là cơ sở để tạo chuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp, tạo động lực để nông thôn phát triển, đời sống người nông dân tiến bộ, xây dựng đô thị trong nông thôn.
Đồng chí Đặng Huy Hậu đề nghị Liên minh Hợp tác xã, các địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa trong việc đưa các doanh nghiệp vào cuộc để phát triển các dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp. Đối với các thủ tục hành chính phục vụ việc tiếp cận nguồn vốn vay, đồng chí Đặng Huy Hậu đề nghị cần rà soát, giảm bớt thủ tục hành chính. Đồng thời, cần hỗ trợ thí điểm một số doanh nghiệp vay vốn theo hướng doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất; chính quyền địa phương, ngân hàng, một số ngành chuyên môn liên quan trực tiếp thẩm định phương án cũng như tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp có thể sớm tiếp cận nguồn vốn tín chấp. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh tích cực đôn đốc triển khai vấn đề này. Bên cạnh đó, các địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông, tập huấn, hướng dẫn để người dân và doanh nghiệp hiểu rõ về quy trình tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất.
Liên quan thủ tục cấp giấy chứng nhận trang trại, đồng chí Đặng Huy Hậu đề nghị các ngành liên quan của tỉnh cần vận dụng linh hoạt quy định của Nhà nước để sớm xây dựng một quy trình thủ tục theo hướng đặc thù của Quảng Ninh, tạo điều kiện cho nhân dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Đồng thời đề nghị các địa phương cần sớm triển khai, đôn đốc xây dựng nguồn hàng hóa phục vụ Hội chợ OCOP tỉnh lần thứ II.
Về chính sách hỗ trợ vật liệu xây dựng, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020. Đối với các vùng đặc biệt khó khăn, về cơ bản nhà nước sẽ hỗ trợ song vẫn phải vận động sự vào cuộc của nhân dân. Các địa phương còn lại, sẽ tiếp tục triển khai theo hình thức đối ứng.
Qua 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp theo Quyết định số 2009/QĐ-UBND, ngày 13-8-2012, của Ủy ban nhân dân tỉnh, tính đến 31-10-2015, các địa phương đã tiếp nhận gần 930 hồ sơ, trong đó đã thẩm định và hỗ trợ lãi suất cho gần 700 hồ sơ. Với sự hỗ trợ ngân sách trên 18,5 tỷ đồng, các hộ sản xuất trên toàn tỉnh đã vay từ ngân hàng số tiền gần 374 tỷ đồng (tương đương cứ 1 đồng ngân sách hỗ trợ lãi suất thì thu hút được 20,16 đồng vốn từ các tổ chức tín dụng) để phát triển sản xuất. Nhờ đó đã phát triển được nhiều mô hình sản xuất hàng hóa theo hướng hợp tác liên kết, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn nông thôn được thành lập và tích cực tham gia các chương trình sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, chương trình OCOP.
Về việc thực hiện chính sách hỗ trợ vật liệu xây dựng xây dựng hạ tầng nông thôn, chương trình cũng đã được các tổ chức, cá nhân trong tỉnh hưởng ứng tích cực. Đến nay đã đầu tư được trên 1.200 công trình hạ tầng các loại với chi phí thấp, phát huy được tinh thần chủ động, sáng tạo của nông dân - chủ thể thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới./.
Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam  (02/12/2015)
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển: Liên tiếp hạ thủy 2 tàu hiện đại  (02/12/2015)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị COP21  (01/12/2015)
Thủ tướng hội kiến Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện Pháp  (01/12/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm