Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Viện Koerber
Đến dự và tham gia đối thoại, phía Đức có nghị sĩ Quốc hội thuộc Ủy ban đối ngoại, Ủy ban ngân sách, nhân quyền; chuyên gia nghiên cứu hàng đầu của Phủ Tổng thống, Chính phủ, Viện Koerber, Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) và một số tập đoàn kinh tế lớn của Đức.
Trao đổi đã làm rõ tầm quan trọng địa chiến lược của châu Á - Thái Bình Dương cũng như vai trò quan hệ Á - Âu trên bản đồ chính trị và phát triển toàn cầu. Bên cạnh rất nhiều cơ hội, Chủ tịch nước và các nhà nghiên cứu chia sẻ nhận định về nhiều thách thức mới với ở châu Á - Thái Bình Dương.
Nhấn mạnh “Hòa bình và phát triển là lợi ích chung của các nước trong khu vực; đi ngược lợi ích này là đẩy lùi lịch sử”, Chủ tịch nước cho rằng: “Châu Á - Thái Bình Dương cần có một cấu trúc an ninh khu vực toàn diện và hiệu quả, được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích của nhau; các nước ứng xử và hành động có trách nhiệm; giải quyết các bất đồng, các tranh chấp lãnh thổ, trong đó có vấn đề Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình thông qua đối thoại, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982”.
Các phát biểu đánh giá cao thành tựu về mọi mặt của Việt Nam, nhất là trong triển khai đối ngoại và ứng phó với các thách thức ở khu vực.
Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam tích cực hợp tác và hoan nghênh mọi chính sách của các nước đối với châu Á - Thái Bình Dương nếu chính sách đó cùng có lợi và đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực. Việt Nam nhất quán không liên minh với nước này để chống phá nước khác đồng thời kiên quyết đấu tranh, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Chủ tịch nước khẳng định nước Đức có vai trò quan trọng đối với an ninh và phát triển toàn cầu, đánh giá cao những đóng góp của Viện Koerber cho hòa bình, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trên thế giới trong suốt 56 năm hình thành và phát triển của Viện.
Chủ tịch nước đề nghị các nghị sĩ, các chuyên gia, nhà nghiên cứu tiếp tục đồng hành, ủng hộ và vun đắp cho quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức, quan hệ ASEAN - EU, cùng đóng góp những sáng kiến, ý tưởng, công trình nghiên cứu, bài viết, tiếng nói cho lợi ích chung của nhân loại, trong đó có hòa bình, ổn định và hợp tác ở cả châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu./.
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam