Mỹ vận động các nước ngăn chặn nhóm IS chiêu mộ tân binh
Ngày 25-11, giới chức Mỹ bắt đầu vận động các quốc gia châu Âu sửa đổi luật pháp nhằm tạo điều kiện cho việc chống lại lực lượng IS từ đầu năm ngoái.
Nguồn tin Nhà Trắng cho biết một tài liệu chi tiết về các bước đi nhằm tăng cường hệ thống pháp luật mới được Bộ Tư pháp Mỹ chuyển cho các chính phủ nước ngoài từ đầu năm nay như một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Barack Obama nhằm theo dấu và ngăn chặn các phần tử cực đoan từ châu Âu đến Syria và Iraq.
Trong tài liệu chính sách tháng 3-2015 mà hãng tin Reuters có được, Bộ Tư pháp Mỹ đã hối thúc các chính phủ xem xét việc khởi tố “các tay súng nước ngoài thiện cảm với IS” trước khi chúng tới Syria và Iraq. Đặc biệt, văn kiện này hối thúc các chính phủ coi việc đến các khu vực xác định như vùng lãnh thổ do IS kiểm soát hay việc có ý định gia nhập một tổ chức khủng bố là tội ác.
Tài liệu khẳng định các phương pháp này đã cho thấy tác dụng tại Mỹ. Tuy nhiên, văn kiện này không đề cập việc các chính phủ phương Tây tiếp nhận các đề xuất trên như thế nào cũng như liệu đã có điều luật nào được thay đổi theo đề xuất của phía Mỹ hay chưa.
Tài liệu này được công bố trong bối cảnh nổi lên các cuộc tranh luận tại Mỹ về việc cân bằng giữa vấn đề quyền riêng tư và an ninh quốc gia cũng như ngăn chặn các nguy cơ an ninh từ các phần tử khủng bố là công dân các quốc gia được miễn thị thực vào Mỹ.
Dựa vào luật về cấm tiếp xúc với các tổ chức phiến quân nước ngoài, nhà chức trách Mỹ đã bắt 64 đối tượng trong giai đoạn từ tháng 01-2014 tới tháng 9-2015 vì âm mưu gia nhập IS hoặc tiến hành “các hành động liên quan tới khủng bố khác” của IS.
Sau khi xảy ra các vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Thủ đô Paris của Pháp đêm 13-11 và sau đó là chiến dịch trấn áp an ninh ở Bỉ, các cơ quan tình báo và thực thi pháp luật châu Âu đang chịu sức ép lớn phải triệt phá nguồn cung cấp chiến binh của IS và ngăn chặn những tay súng quay lại châu Âu để tiến hành các vụ tấn công khủng bố.
Trong khi đó, chính quyền Obama cũng đang phải chịu sức ép từ Quốc hội Mỹ về việc siết chặt xét lý lịch của những người đến Mỹ bao gồm công dân các nước được miễn thị thực vào Mỹ. Hiện Mỹ đang miễn visa cho các công dân của 38 nước trên thế giới, trong đó có 23 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU)./.
Cuộc gặp mặt cảm động của Chủ tịch nước với kiều bào ở Đức  (26/11/2015)
Việt Nam - Đức phấn đấu đưa kim ngạch thương mại lên 20 tỷ USD  (26/11/2015)
Kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh 11 tháng đầu năm 2015  (26/11/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng thống Đức Joachim Gauck  (26/11/2015)
Giải quyết vấn đề người nhập cư: Châu Âu đã nóng càng thêm nóng  (26/11/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển