Hội nghị Cấp cao ASEAN với các đối tác
Các nước đối tác hoan nghênh và đề cao ý nghĩa lịch sử của việc hình thành Cộng đồng ASEAN 2015, cam kết tiếp tục hỗ trợ ASEAN thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.
Các hội nghị đã tập trung kiểm điểm tình hình hợp tác và đề ra các định hướng thúc đẩy hiệu quả quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, trong đó tập trung vào những lĩnh vực các bên có lợi ích chung như kinh tế, thương mại, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, ứng phó các thách thức phi truyền thống và xuyên biên giới.
Tại các hội nghị, các nhà lãnh đạo cũng dành thời gian trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông.
* Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc, hai bên đánh giá cao kết quả triển khai Kế hoạch Hành động ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2011-2015 và hoan nghênh Kế hoạch Hành động mới giai đoạn 2016-2020 vừa được thông qua.
Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược, tập trung vào các lĩnh vực cùng quan tâm như thương mại, đầu tư, tài chính, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, môi trường, y tế và giáo dục. Hai bên cũng nhất trí sẽ nỗ lực nâng thương mại hai chiều lên mức 1.000 tỉ USD và đầu tư hai chiều lên mức 150 tỉ USD vào năm 2020.
Để kỷ niệm 25 năm Quan hệ Đối tác ASEAN-Trung Quốc vào năm 2016, hai bên thống nhất sẽ tổ chức Cấp cao kỷ niệm, lấy 2016 là năm Hợp tác giáo dục và tổ chức nhiều hoạt động khác như Chương trình biểu diễn văn hóa, trao đổi thanh niên, diễn đàn doanh nghiệp trẻ ASEAN-Trung Quốc... nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn trên các mặt và quan hệ nhân dân.
* Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ, các nhà lãnh đạo hoan nghênh những kết quả triển khai Kế hoạch Hành động ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2011-2015 và nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ thông qua việc thực hiện hiệu quả Kế hoạch Hành động mới giai đoạn 2016-2020, trong đó có hợp tác về kinh tế, thương mại, kết nối, khoa học công nghệ, năng lượng tái tạo, an ninh lương thực, du lịch, biến đổi khí hậu.
Hai bên thúc đẩy hợp tác kết nối trên cả 3 khía cạnh cơ sở hạ tầng, thể chế và con người, trong đó có thúc đẩy thảo luận về Hiệp định Giao thông hàng hải ASEAN-Ấn Độ nhằm tăng cường kết nối hàng hải. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục tăng cường thương mại, đầu tư, tương xứng với tiềm năng của cả hai bên; theo đó, tái khẳng định cam kết và thúc đẩy các sáng kiến nhằm tăng thương mại hai chiều lên mức 200 tỉ USD vào năm 2022.
* Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ, hai bên nhất trí nâng quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ lên quan hệ đối tác chiến lược và sẽ tổ chức Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ trong năm 2016.
Các nhà lãnh đạo đánh giá cao kết quả triển khai Kế hoạch hành động ASEAN-Hoa Kỳ giai đoạn 2011-2015, hoan nghênh Kế hoạch Hành động mới giai đoạn 2016-2020 là khuôn khổ tiếp tục tăng cường hợp tác chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội.
Hai bên cam kết hợp tác ngăn ngừa và đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là khủng bố, buôn bán người, cướp biển, buôn lậu động thực vật hoang dã. Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế, gia tăng thương mại và đầu tư, ghi nhận tiến triển thực hiện Thỏa thuận khung Đầu tư và Thương mại ASEAN-Hoa Kỳ, Sáng kiến Mở rộng gắn kết kinh tế ASEAN-Hoa Kỳ.
Hai bên cũng nhất trí sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kết nối, hợp tác hàng hải, thanh niên, ứng phó với các thách thức như quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu.
Hội nghị cũng ghi nhận việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp hỗ trợ các nỗ lực của ASEAN trong việc xây dựng Cộng đồng Kinh tế. Kết thúc Hội nghị, các nhà Lãnh đạo thông qua Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ.
* Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3, các nhà lãnh đạo cam kết thúc đẩy hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực trên cơ sở triển khai Kế hoạch Công tác ASEAN+3 (2013-2017).
Hội nghị nhất trí sẽ đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên về kinh tế, thương mại, kết nối, ổn định tài chính, du lịch, giáo dục, thông tin, khoa học, công nghệ, y tế, quản lý thiên tai, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, tăng cường an ninh lương thực, an ninh năng lượng, giải quyết các vấn đề về môi trường, đặc biệt là ô nhiễm xuyên biên giới cũng như đẩy mạnh nỗ lực bảo đảm phát triển bền vững ở khu vực, thúc đẩy lưu chuyển tự do hơn về người, hàng hóa, dịch vụ và vốn.
Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường hợp tác nhằm xử lý những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang nổi lên. Kết thúc Hội nghị, các nhà lãnh đạo thông qua Báo cáo cuối cùng về Triển khai các Khuyến nghị của Nhóm Tầm nhìn Đông Á II nhằm tiếp tục thúc đẩy hợp tác ASEAN+3 sâu rộng hơn.
* Tại các hội nghị trên, các lãnh đạo cũng đã trao đổi ý kiến về tình hình khu vực và quốc tế, nhất là những vấn đề ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh khu vực.
Về vấn đề Biển Đông, các nước đề cập với mức độ khác nhau, trong đó nhiều nước chia sẻ quan ngại về những diễn biến gần đây và đang diễn ra ở Biển Đông làm xói mòn lòng tin và đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông.
Các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
* Tại các hội nghị trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ đánh giá về những tiến triển tích cực trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, đánh giá cao và đề nghị các nước đối tác tiếp tục ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng và đóng vai trò trung tâm ở khu vực.
Về các phương hướng tăng cường quan hệ giữa ASEAN với các đối tác trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các bên thực hiện hiệu quả các Kế hoạch Hành động đã được thông qua, tập trung vào những lĩnh vực cùng quan tâm như thương mại, đầu tư, kết nối, ứng phó biến đổi khí hậu, giải quyết các vấn đề xuyên biên giới, thúc đẩy phát triển bền vững và đồng đều trong khu vực.
Về tình hình quốc tế và khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy thành công hợp tác trên mọi lĩnh vực, cũng là lợi ích và trách nhiệm chung của ASEAN, các đối tác và cộng đồng quốc tế.
Thủ tướng chia sẻ quan ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, nhất là các hoạt động bồi đắp và xây dựng quy mô lớn đã gây quan ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế, làm xói mòn lòng tin và sự tin cậy, gia tăng căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình và an ninh khu vực; nhấn mạnh các bên cần tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, nghiêm chỉnh thực hiện các nguyên tắc về kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; đề nghị các bên cam kết không theo đuổi quân sự hóa ở Biển Đông, thực hiện hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhất là cụ thể hóa Điều 5 và đàm phán thực chất để sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC); hoan nghênh các đề xuất và đóng góp xây dựng của các nước nhằm góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông./.
Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm Ngày khởi nghĩa Nam Kỳ  (22/11/2015)
Các hoạt động nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23-11  (22/11/2015)
Mít tinh hưởng ứng tuần lễ phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam  (22/11/2015)
Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao kinh doanh - đầu tư ASEAN 2015  (21/11/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển