Chủ tịch nước dự kỷ niệm 75 năm Ngày khởi nghĩa Nam Kỳ ở Long An
21:21, ngày 21-11-2015
Ngày 21-11-2015 tại huyện Đức Hòa, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940 - 23-11-2015) và 50 năm Chiến thắng Đức Lập (20-11-1965 - 20-11-2015). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; đại diện lãnh đạo các ban, ngành Trung ương dự buổi lễ.
Tại lễ kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy Long An Phạm Văn Rạnh đã ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc. Theo đó, ngày 23-11-1940, cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra mạnh mẽ từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ, ở Biên Hòa, Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Rạch Giá, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, là một trong những dấu son chói lọi của dân tộc ta trên con đường giải phóng dân tộc.
Cuộc khởi nghĩa được đông đảo nhân dân tham gia với một tinh thần chiến đấu, hy sinh vô cùng anh dũng, nhưng do thời cơ cách mạng chưa chín muồi trong cả nước, cuộc khởi nghĩa đã bị kẻ thù đàn áp dã man; hàng nghìn đồng bào, đảng viên, cán bộ, chiến sĩ ta đã bị địch bắt, tù đầy, tra tấn, giết hại vô cùng tàn bạo.
Thực dân Pháp đã lập ra các trường bắn, giết hại nhiều đồng chí, đồng bào, chiến sĩ ta. Nhiều đồng chí lãnh đạo kiệt xuất của Đảng như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Thị Minh Khai đã bị thực dân Pháp tử hình. Trên đất Long An, lúc đó là hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn, vùng đất có truyền thống yêu nước bất khuất, kiên cường, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc khởi nghĩa đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Nhân dân đã đứng lên diệt ác, phá kìm, xóa bỏ chính quyền của Pháp và tay sai nhưng khởi nghĩa của nhân dân Long An cũng bị kẻ thù đàn áp dã man.
Ngày 14-4-1948, thay mặt Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất cho “Đội quân khởi nghĩa Nam Bộ năm 1940 vì đã chiến đấu oanh liệt với địch và biểu dương được ý chí quật cường của dân tộc.”
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhấn mạnh: "Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ là sự kế tục và phát huy truyền thống yêu nước, khí phách hào hùng, lịch sử vẻ vang của dân tộc ta trong thời đại mới. Sự hy sinh oanh liệt của đồng bào, chiến sỹ ta trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã góp phần tạo nên nền tảng, tiền đề cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi vẻ vang trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945; góp phần bồi đắp thêm lòng dũng cảm, ý chí kiên cường cho Đảng ta, cho nhân dân ta trong cuộc trường kỳ kháng chiến 30 năm, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975."
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Long An là cửa ngõ phía Tây Sài Gòn, có vị trí chiến lược đối với chính quyền địch; trong đó, Đức Lập thuộc huyện Đức Hòa là vị trí có ý nghĩa hết sức quan trọng nối Sài Gòn với miền Tây Nam Bộ.
Đức Lập là một xã thuộc huyện Đức Hòa, nằm ở cửa ngõ phía Đông thị xã Khiêm Cương, tỉnh Hậu Nghĩa, án ngữ tỉnh lộ 8 (nay là Đường tỉnh 823) nối liền Hậu Nghĩa với Củ Chi và Sài Gòn. Để bảo vệ con đường huyết mạch này, địch đã xây dựng đồn Đức Lập tại ngã tư Đức Lập (nay thuộc xã Đức Lập Thượng) và bố trí lực lượng tinh nhuệ dọc theo tỉnh lộ 8.
Đức Lập còn là trọng điểm “Bình định” của tỉnh Hậu Nghĩa và được người Mỹ chọn làm kiểu mẫu để nghiên cứu vấn đề bình định nông thôn Nam Bộ nói chung. Do tính chất và vị trí đặc biệt đó, trong kháng chiến chống Mỹ, xã Đức Lập nói chung và đồn Đức Lập nói riêng là nơi đọ sức quyết liệt giữa ta và địch với nhiều trận đánh quan trọng, trong đó tiêu biểu là trận Đức Lập 1, 2, 3 vào năm 1965.
Trong vòng 2 tháng (từ 28-9 đến 20-11-1965), lực lượng vũ trang Long An đã phối hợp với Tiểu đoàn 267 Quân khu 8 ba lần đánh đồn Đức Lập, tiêu diệt 3 tiểu đoàn, 5 đại đội, 6 trung đội với khoảng 1800 tên địch (trong đó có 3 tên chỉ huy cấp tiểu đoàn, 6 cố vấn Mỹ), bắn cháy 1 máy bay, 3 xe M113, 9 xe GMC, thu 178 súng và hàng chục tấn đạn.
Chiến thắng Đức Lập ngày 20-11-1965, một trong những chiến công vang dội nhất của quân và dân Long An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước". Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương Đảng bộ và nhân dân Long An đã đồng tâm, hiệp lực, nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, đạt được những thành tựu quan trọng về mọi mặt.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Đảng bộ và nhân dân tỉnh Long An cần tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (2015-2020) và Nghị quyết Đại hội XII tới đây của Đảng. Trong đó, cần thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;” xây dựng Đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao từ tỉnh ủy đến từng chi bộ. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân...
Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cắt băng khánh thành Tượng đài chiến sỹ Nam Kỳ khởi nghĩa và Bia chiến thắng trận Đức Lập./.
Cuộc khởi nghĩa được đông đảo nhân dân tham gia với một tinh thần chiến đấu, hy sinh vô cùng anh dũng, nhưng do thời cơ cách mạng chưa chín muồi trong cả nước, cuộc khởi nghĩa đã bị kẻ thù đàn áp dã man; hàng nghìn đồng bào, đảng viên, cán bộ, chiến sĩ ta đã bị địch bắt, tù đầy, tra tấn, giết hại vô cùng tàn bạo.
Thực dân Pháp đã lập ra các trường bắn, giết hại nhiều đồng chí, đồng bào, chiến sĩ ta. Nhiều đồng chí lãnh đạo kiệt xuất của Đảng như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Thị Minh Khai đã bị thực dân Pháp tử hình. Trên đất Long An, lúc đó là hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn, vùng đất có truyền thống yêu nước bất khuất, kiên cường, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc khởi nghĩa đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Nhân dân đã đứng lên diệt ác, phá kìm, xóa bỏ chính quyền của Pháp và tay sai nhưng khởi nghĩa của nhân dân Long An cũng bị kẻ thù đàn áp dã man.
Ngày 14-4-1948, thay mặt Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất cho “Đội quân khởi nghĩa Nam Bộ năm 1940 vì đã chiến đấu oanh liệt với địch và biểu dương được ý chí quật cường của dân tộc.”
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhấn mạnh: "Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ là sự kế tục và phát huy truyền thống yêu nước, khí phách hào hùng, lịch sử vẻ vang của dân tộc ta trong thời đại mới. Sự hy sinh oanh liệt của đồng bào, chiến sỹ ta trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã góp phần tạo nên nền tảng, tiền đề cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi vẻ vang trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945; góp phần bồi đắp thêm lòng dũng cảm, ý chí kiên cường cho Đảng ta, cho nhân dân ta trong cuộc trường kỳ kháng chiến 30 năm, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975."
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Long An là cửa ngõ phía Tây Sài Gòn, có vị trí chiến lược đối với chính quyền địch; trong đó, Đức Lập thuộc huyện Đức Hòa là vị trí có ý nghĩa hết sức quan trọng nối Sài Gòn với miền Tây Nam Bộ.
Đức Lập là một xã thuộc huyện Đức Hòa, nằm ở cửa ngõ phía Đông thị xã Khiêm Cương, tỉnh Hậu Nghĩa, án ngữ tỉnh lộ 8 (nay là Đường tỉnh 823) nối liền Hậu Nghĩa với Củ Chi và Sài Gòn. Để bảo vệ con đường huyết mạch này, địch đã xây dựng đồn Đức Lập tại ngã tư Đức Lập (nay thuộc xã Đức Lập Thượng) và bố trí lực lượng tinh nhuệ dọc theo tỉnh lộ 8.
Đức Lập còn là trọng điểm “Bình định” của tỉnh Hậu Nghĩa và được người Mỹ chọn làm kiểu mẫu để nghiên cứu vấn đề bình định nông thôn Nam Bộ nói chung. Do tính chất và vị trí đặc biệt đó, trong kháng chiến chống Mỹ, xã Đức Lập nói chung và đồn Đức Lập nói riêng là nơi đọ sức quyết liệt giữa ta và địch với nhiều trận đánh quan trọng, trong đó tiêu biểu là trận Đức Lập 1, 2, 3 vào năm 1965.
Trong vòng 2 tháng (từ 28-9 đến 20-11-1965), lực lượng vũ trang Long An đã phối hợp với Tiểu đoàn 267 Quân khu 8 ba lần đánh đồn Đức Lập, tiêu diệt 3 tiểu đoàn, 5 đại đội, 6 trung đội với khoảng 1800 tên địch (trong đó có 3 tên chỉ huy cấp tiểu đoàn, 6 cố vấn Mỹ), bắn cháy 1 máy bay, 3 xe M113, 9 xe GMC, thu 178 súng và hàng chục tấn đạn.
Chiến thắng Đức Lập ngày 20-11-1965, một trong những chiến công vang dội nhất của quân và dân Long An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước". Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương Đảng bộ và nhân dân Long An đã đồng tâm, hiệp lực, nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, đạt được những thành tựu quan trọng về mọi mặt.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Đảng bộ và nhân dân tỉnh Long An cần tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (2015-2020) và Nghị quyết Đại hội XII tới đây của Đảng. Trong đó, cần thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;” xây dựng Đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao từ tỉnh ủy đến từng chi bộ. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân...
Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cắt băng khánh thành Tượng đài chiến sỹ Nam Kỳ khởi nghĩa và Bia chiến thắng trận Đức Lập./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại diện Thương mại Mỹ Froman  (21/11/2015)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27  (20/11/2015)
Quốc hội chính thức thông qua dự án Luật Kế toán (sửa đổi)  (20/11/2015)
Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác lĩnh vực pháp luật và tư pháp  (20/11/2015)
Chủ tịch Thượng viện Séc kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (20/11/2015)
Cách tính mức lương hưu hằng tháng  (20/11/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển