Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 23
23:25, ngày 17-11-2015
TCCSĐT - Sáng 17-11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thủ đô Manila của Philippines để tham dự các hoạt động chính của Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 23 (APEC 23) theo lời mời của Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Tham gia đoàn có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc.
Đón Chủ tịch nước cùng đoàn Việt Nam tại sân bay quốc tế Ninoy Aquino có Bộ trưởng Năng lượng Philippines Zenaida Monsada, Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương và phu nhân, Đại sứ Philippines tại Việt Nam Jerril Santos và các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines.
Ngay sau khi đến thủ đô Manila của Philippines, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2015.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là lãnh đạo cấp cao duy nhất được mời tham dự và phát biểu với tư cách khách mời đặc biệt tại phiên họp của hội nghị về chủ đề "Chiến lược vì tăng trưởng, công bằng và tự cường".
Tham dự hội nghị có đại diện của khoảng 1.200 doanh nghiệp hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là sự kiện quan trọng nhất của cộng đồng doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương và được tổ chức thường niên trong Tuần lễ Cấp cao APEC, nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi trực tiếp và nêu các khuyến nghị lên các nhà lãnh đạo cấp cao APEC.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước nhấn mạnh, châu Á - Thái Bình Dương đang trong thời điểm mang tính bước ngoặt, chưa bao giờ mẫu số chung về một Cộng đồng hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng lại lớn như hiện nay. Nhiều thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đang hình thành, tạo thêm những động lực tăng trưởng mới để khu vực tiếp tục duy trì vai trò đầu tàu về tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu.
Châu Á - Thái Bình Dương cũng đang đi tiên phong trong thúc đẩy tăng trưởng bền vững thông qua việc thực hiện "Chiến lược tăng trưởng cân bằng, bao trùm, bền vững, sáng tạo và an toàn" từ năm 2010, và đang cùng nỗ lực thúc đẩy "Chiến lược tăng cường tăng trưởng chất lượng".
Chủ tịch nước đánh giá hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, bao trùm, châu Á - Thái Bình Dương vẫn đang phải đối phó với nhiều thách thức như môi trường hòa bình, an ninh để phát triển còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn, sự suy giảm tăng trưởng của một số đầu tàu kinh tế khu vực, một số vấn đề phát triển nổi cộm vẫn tồn tại như tình trạng đói nghèo, khoảng cách phát triển gia tăng, biến đổi khí hậu và thiên tai, già hóa dân số, đô thị hóa tăng nhanh,…
Chủ tịch nước nhận định để châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng bền vững, bao trùm, các điều kiện cần và đủ là: nỗ lực xóa nghèo bền vững và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế, thực hiện hiệu quả an sinh xã hội bền vững, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương; nâng cao năng lực người dân thông qua xây dựng nền giáo dục chất lượng, nền khoa học tiên tiến và nền nông nghiệp bền vững; đẩy mạnh cải cách thể chế và cơ cấu; thúc đẩy các mối quan hệ đối tác hiệu quả từ tầng nấc toàn cầu, liên khu vực, khu vực và tiểu vùng, trong đó có việc hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng và kết nối của các thành viên như Tầm nhìn ASEAN 2025, tiểu vùng Mekong...
Đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp trong thúc đẩy tăng trưởng ở khu vực, Chủ tịch nước đề nghị các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội, tiếp tục hỗ trợ các nền kinh tế và người dân phát triển bền vững, bao trùm và nâng cao năng lực tự cường; lấy "trách nhiệm xã hội" làm kim chỉ nam để phát triển; lấy bền vững làm nhân tố dẫn dắt đổi mới sáng tạo; nhân rộng các mô hình sản xuất xanh, đầu tư xanh, du lịch xanh, chuỗi cung ứng xanh…
Đồng thời, các doanh nghiệp cần thúc đẩy chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ vào việc hỗ trợ các cộng đồng, các nền kinh tế trong việc dự báo, phòng tránh, ứng phó và phục hồi tốt hơn sau các cú sốc và thiên tai.
Trao đổi với các doanh nghiệp về triển vọng kinh tế của Việt Nam, Chủ tịch nước nêu rõ Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh trong nước.
Với việc hoàn tất đàm phán 4 hiệp định thương mại tự do trong năm 2015, Việt Nam đang trở thành điểm kết nối quan trọng của các mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Chủ tịch nước khẳng định, hướng tới việc đăng cai Năm APEC 2017, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các thành viên APEC thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm.
Các doanh nghiệp đều đánh giá cao những kết quả tích cực của Việt Nam trong nỗ lực đổi mới sâu rộng, tái cơ cấu nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tốc độ tăng trưởng.
Các doanh nghiệp bày tỏ tin tưởng rằng, với những bước đi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp, khẳng định sẽ tăng cường các hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam để cùng đón bắt những cơ hội, tiềm năng hợp tác mới.
Các doanh nghiệp cũng đề xuất một số khuyến nghị với Chủ tịch nước về các biện pháp chính sách nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.
Với chủ đề "Tạo dựng tương lai tốt đẹp hơn, vững chắc hơn và gắn kết hơn", Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2015 diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18-11.
Hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề lớn đang tác động tới triển vọng phát triển của khu vực, trong đó có các thách thức địa chính trị và kinh tế đang đặt ra đối với khu vực, vấn đề đô thị hóa, xu thế liên kết kinh tế khu vực, vai trò của y tế và giáo dục đối với tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, triển vọng tăng trưởng khu vực./.
Đón Chủ tịch nước cùng đoàn Việt Nam tại sân bay quốc tế Ninoy Aquino có Bộ trưởng Năng lượng Philippines Zenaida Monsada, Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương và phu nhân, Đại sứ Philippines tại Việt Nam Jerril Santos và các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines.
Ngay sau khi đến thủ đô Manila của Philippines, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2015.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là lãnh đạo cấp cao duy nhất được mời tham dự và phát biểu với tư cách khách mời đặc biệt tại phiên họp của hội nghị về chủ đề "Chiến lược vì tăng trưởng, công bằng và tự cường".
Tham dự hội nghị có đại diện của khoảng 1.200 doanh nghiệp hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là sự kiện quan trọng nhất của cộng đồng doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương và được tổ chức thường niên trong Tuần lễ Cấp cao APEC, nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi trực tiếp và nêu các khuyến nghị lên các nhà lãnh đạo cấp cao APEC.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước nhấn mạnh, châu Á - Thái Bình Dương đang trong thời điểm mang tính bước ngoặt, chưa bao giờ mẫu số chung về một Cộng đồng hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng lại lớn như hiện nay. Nhiều thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đang hình thành, tạo thêm những động lực tăng trưởng mới để khu vực tiếp tục duy trì vai trò đầu tàu về tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu.
Châu Á - Thái Bình Dương cũng đang đi tiên phong trong thúc đẩy tăng trưởng bền vững thông qua việc thực hiện "Chiến lược tăng trưởng cân bằng, bao trùm, bền vững, sáng tạo và an toàn" từ năm 2010, và đang cùng nỗ lực thúc đẩy "Chiến lược tăng cường tăng trưởng chất lượng".
Chủ tịch nước đánh giá hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, bao trùm, châu Á - Thái Bình Dương vẫn đang phải đối phó với nhiều thách thức như môi trường hòa bình, an ninh để phát triển còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn, sự suy giảm tăng trưởng của một số đầu tàu kinh tế khu vực, một số vấn đề phát triển nổi cộm vẫn tồn tại như tình trạng đói nghèo, khoảng cách phát triển gia tăng, biến đổi khí hậu và thiên tai, già hóa dân số, đô thị hóa tăng nhanh,…
Chủ tịch nước nhận định để châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng bền vững, bao trùm, các điều kiện cần và đủ là: nỗ lực xóa nghèo bền vững và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế, thực hiện hiệu quả an sinh xã hội bền vững, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương; nâng cao năng lực người dân thông qua xây dựng nền giáo dục chất lượng, nền khoa học tiên tiến và nền nông nghiệp bền vững; đẩy mạnh cải cách thể chế và cơ cấu; thúc đẩy các mối quan hệ đối tác hiệu quả từ tầng nấc toàn cầu, liên khu vực, khu vực và tiểu vùng, trong đó có việc hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng và kết nối của các thành viên như Tầm nhìn ASEAN 2025, tiểu vùng Mekong...
Đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp trong thúc đẩy tăng trưởng ở khu vực, Chủ tịch nước đề nghị các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội, tiếp tục hỗ trợ các nền kinh tế và người dân phát triển bền vững, bao trùm và nâng cao năng lực tự cường; lấy "trách nhiệm xã hội" làm kim chỉ nam để phát triển; lấy bền vững làm nhân tố dẫn dắt đổi mới sáng tạo; nhân rộng các mô hình sản xuất xanh, đầu tư xanh, du lịch xanh, chuỗi cung ứng xanh…
Đồng thời, các doanh nghiệp cần thúc đẩy chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ vào việc hỗ trợ các cộng đồng, các nền kinh tế trong việc dự báo, phòng tránh, ứng phó và phục hồi tốt hơn sau các cú sốc và thiên tai.
Trao đổi với các doanh nghiệp về triển vọng kinh tế của Việt Nam, Chủ tịch nước nêu rõ Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh trong nước.
Với việc hoàn tất đàm phán 4 hiệp định thương mại tự do trong năm 2015, Việt Nam đang trở thành điểm kết nối quan trọng của các mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Chủ tịch nước khẳng định, hướng tới việc đăng cai Năm APEC 2017, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các thành viên APEC thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm.
Các doanh nghiệp đều đánh giá cao những kết quả tích cực của Việt Nam trong nỗ lực đổi mới sâu rộng, tái cơ cấu nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tốc độ tăng trưởng.
Các doanh nghiệp bày tỏ tin tưởng rằng, với những bước đi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp, khẳng định sẽ tăng cường các hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam để cùng đón bắt những cơ hội, tiềm năng hợp tác mới.
Các doanh nghiệp cũng đề xuất một số khuyến nghị với Chủ tịch nước về các biện pháp chính sách nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.
Với chủ đề "Tạo dựng tương lai tốt đẹp hơn, vững chắc hơn và gắn kết hơn", Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2015 diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18-11.
Hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề lớn đang tác động tới triển vọng phát triển của khu vực, trong đó có các thách thức địa chính trị và kinh tế đang đặt ra đối với khu vực, vấn đề đô thị hóa, xu thế liên kết kinh tế khu vực, vai trò của y tế và giáo dục đối với tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, triển vọng tăng trưởng khu vực./.
Châu Âu đang đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng chưa từng có  (17/11/2015)
Tổng kết và trao giải Cuộc thi “Dưới bóng cờ Tổ quốc”  (17/11/2015)
Thúc đẩy ASEAN liên kết chặt chẽ và hoạt động hiệu quả hơn  (17/11/2015)
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Nam Phi năm 2015  (17/11/2015)
Một số vấn đề trong tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta  (17/11/2015)
Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác dân vận năm 2015  (17/11/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên