Việt Nam có thể trở thành trung tâm chế tạo mới của thế giới
23:05, ngày 24-10-2015
Ngày 24-10-2015, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Việt Nam trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới sau năm 2015”.
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần phải làm rõ có tiền đề gì, nhu cầu chuyển dịch trung tâm thế giới thế nào và Việt Nam có điều kiện để tiếp nhận cơ hội hay không.
Việt Nam có lợi thế chi phí lao động thấp. Và một trong những xu hướng chuyển dịch của các trung tâm chế biến, chế tạo là từ nơi có chi phí lao động cao sang nơi có chi phí lao động thấp. Nhưng liệu Việt Nam sẽ có lợi thế chi phí lao động thấp trong bao lâu nữa, GS. TS Nguyễn Thiện Nhân đặt câu hỏi.
Do vậy, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam cũng như sự phát triển của ngành chế biến, chế tạo phải dựa vào sự phát triển công nghệ và tay nghề lao động cao, sau đó là sự tăng trưởng của xuất khẩu, du lịch...
Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, nhiều quốc gia đã vươn lên trở thành những nền kinh tế lớn hàng đầu khu vực nhờ phát triển thành công những trung tâm chế biến, chế tạo của thế giới.
Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng, là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam có khả năng sẽ là điểm đến của các tập đoàn đa quốc gia trong làn sóng dịch chuyển của các trung tâm chế biến, chế tạo và có thể trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới trong vòng 20 năm tới. Theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Đông Á và Thái Bình Dương, tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam còn khá thấp. Điều này cho thấy sự liên kết chuỗi giá trị toàn cầu với các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, và chứng minh cho sự yếu kém của doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Do vậy, bà Kwakwa cho rằng, cần phải có chiến lược đồng bộ để thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến chế tạo hơn nữa, như đầu tư vào cơ sở vật chất, hạ tầng, logistic, chất lượng nhân lực và đặc biệt là đầu tư vào thể chế thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này hơn nữa, để đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến chế tạo của thế giới.
Ông Yoshihisa Nishimuro, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho hay, để thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm, Chính phủ ngoài việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính thì cần áp dụng các chính sách thu hút đầu tư như bãi bỏ thuế suất, hỗ trợ hơn về vốn cho các doanh nghiệp đầu tư thiết bị, sản xuất; cùng với đó là tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao, nới lỏng hơn nữa việc tiếp nhận nguồn nhân lực có công nghệ, kỹ năng từ nước ngoài để chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm cho Việt Nam...
Việt Nam có lợi thế chi phí lao động thấp. Và một trong những xu hướng chuyển dịch của các trung tâm chế biến, chế tạo là từ nơi có chi phí lao động cao sang nơi có chi phí lao động thấp. Nhưng liệu Việt Nam sẽ có lợi thế chi phí lao động thấp trong bao lâu nữa, GS. TS Nguyễn Thiện Nhân đặt câu hỏi.
Do vậy, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam cũng như sự phát triển của ngành chế biến, chế tạo phải dựa vào sự phát triển công nghệ và tay nghề lao động cao, sau đó là sự tăng trưởng của xuất khẩu, du lịch...
Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, nhiều quốc gia đã vươn lên trở thành những nền kinh tế lớn hàng đầu khu vực nhờ phát triển thành công những trung tâm chế biến, chế tạo của thế giới.
Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng, là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam có khả năng sẽ là điểm đến của các tập đoàn đa quốc gia trong làn sóng dịch chuyển của các trung tâm chế biến, chế tạo và có thể trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới trong vòng 20 năm tới. Theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Đông Á và Thái Bình Dương, tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam còn khá thấp. Điều này cho thấy sự liên kết chuỗi giá trị toàn cầu với các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, và chứng minh cho sự yếu kém của doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Do vậy, bà Kwakwa cho rằng, cần phải có chiến lược đồng bộ để thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến chế tạo hơn nữa, như đầu tư vào cơ sở vật chất, hạ tầng, logistic, chất lượng nhân lực và đặc biệt là đầu tư vào thể chế thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này hơn nữa, để đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến chế tạo của thế giới.
Ông Yoshihisa Nishimuro, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho hay, để thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm, Chính phủ ngoài việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính thì cần áp dụng các chính sách thu hút đầu tư như bãi bỏ thuế suất, hỗ trợ hơn về vốn cho các doanh nghiệp đầu tư thiết bị, sản xuất; cùng với đó là tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao, nới lỏng hơn nữa việc tiếp nhận nguồn nhân lực có công nghệ, kỹ năng từ nước ngoài để chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm cho Việt Nam...
Gặp mặt các nhà quản lý tiêu biểu  (24/10/2015)
Đồng chí Lê Trường Lưu được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, nhiệm kỳ 2015-2020  (24/10/2015)
Đồng chí Chẩu Văn Lâm tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang  (24/10/2015)
Bảo đảm tốt hơn quyền con người, công dân trong đời sống dân sự  (24/10/2015)
Đồng chí Lê Minh Hoan tái đắc cử chức danh Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp  (24/10/2015)
Mỹ và Liên minh châu Âu hy vọng ký kết TTIP vào năm 2016  (24/10/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển