Các tỉnh, thành phía Nam đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển ngành công thương
17:00, ngày 31-08-2015
TCCSĐT - Đó là nội dung chính của Hội nghị ngành công thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ hai năm 2015, do Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công Thương và Sở Công Thương thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 28-8-2015.
Tham dự hội nghị có hơn 100 đại biểu đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương, lãnh đạo Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam từ Bình Thuận đến Cà Mau.
Trên cơ sở thảo luận, đánh giá tình hình hoạt động của ngành công thương năm 2014 và 7 tháng đầu năm 2015, hội nghị đã thống nhất với các chỉ tiêu phấn đấu của ngành công thương các tỉnh, thành phố khu vực trong năm 2015 là: tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao hơn so với mức tăng bình quân chung của cả nước; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của khu vực tăng 14,75% so với năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 10,84% (cao hơn mức tăng 10% của cả nước). Để đạt các chỉ tiêu này, một trong những giải pháp hàng đầu là phải đẩy mạnh hoạt động liên kết, hợp tác phát triển ngành công thương khu vực theo hướng bền vững.
Trong lĩnh vực công nghiệp, thời gian tới, hoạt động liên kết, hợp tác giữa các Sở Công Thương sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng chuyển từ gia công chế biến sang sản xuất toàn bộ và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên có lợi thế cạnh tranh và sử dụng nguyên liệu tại chỗ, đóng góp lớn cho tăng trưởng công nghiệp. Cùng với đó, tăng cường liên kết, hợp tác trong đầu tư xây dựng các công trình điện, triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, công tác khuyến công, hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp; tạo điều kiện phát triển các ngành nghề mới ở nông thôn để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, hỗ trợ tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Trong lĩnh vực thương mại, các chương trình liên kết, hợp tác ưu tiên cho hoạt động thúc đẩy phát triển sản xuất phục vụ thị trường trong nước gắn với đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hỗ trợ doanh nghiệp các địa phương mở rộng mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Lãnh đạo các Sở Công Thương cũng nhất trí sẽ xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác quản lý, trao đổi thông tin trong công tác bình ổn thị trường, giá cả; mời gọi đầu tư, thương mại điện tử, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu; liên kết phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng các chương trình kết nối đưa hàng hóa vào các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống.
Theo Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động của ngành công thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, năm 2014 và 7 tháng đầu năm 2015, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có bước phát triển với tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp toàn khu vực đạt 11,38%; quy mô sản xuất được mở rộng; cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng. Các Sở Công Thương tăng cường trao đổi thông tin, đẩy mạnh thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển Công Thương giữa các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam giai đoạn 2010-2015.
Mạng lưới kinh doanh tiếp tục được mở rộng từ thành thị đến nông thôn với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn khu vực tăng 11,8%, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (10,6%). Các Sở Công Thương đẩy mạnh hợp tác, trao đổi kinh nghiệm thực hiện các chương trình bình ổn giá, đưa hàng Việt về nông thôn; tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu giữa các tỉnh, thành để tiêu thụ các mặt hàng nông - thủy sản chủ lực của các địa phương. Điển hình như Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã triển khai 5 dự án phát triển hệ thống phân phối, liên kết sản xuất, ứng vốn khoảng 900 tỷ đồng và tiêu thụ sản phẩm của các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm khoảng 700 tỷ đồng,…
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã nêu một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động liên kết, hợp tác phát triển ngành công thương các tỉnh, thành phía Nam trong thời gian tới. Đó là:
- Bộ Công Thương và các bộ, ngành trung ương có liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện giúp ngành công thương các địa phương trao đổi thông tin, kinh nghiệm về xây dựng chính sách thu hút đầu tư; quản lý, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp; hoạt động khuyến công; lập quy hoạch, định hướng phát triển ngành công thương; xúc tiến thương mại,...
- Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương và các địa phương trong phát triển các doanh nghiệp ngành cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản; hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thị trường; đấu tranh công các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm,…
- Nghiên cứu, ban hành cơ chế phối hợp giữa các Sở Công Thương. Các Sở Công Thương phải đưa việc hợp tác, liên kết vùng vào các quy hoạch, chính sách phát triển ngành của mỗi địa phương; đồng thời phải tuân thủ nghiêm túc quy hoạch vùng và tham khảo ý kiến của các Sở Công Thương trong khu vực trong quá trình xây dựng quy hoạch.
- Các Sở Công Thương trong khu vực cần tăng cường phối hợp với nhau trong giải quyết các vấn đề chung mà từng địa phương không thể giải quyết triệt để như xử lý ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp, ứng phó với tác động của tình trạng biến đổi khí hậu,…
- Có cơ chế thúc đẩy phát triển mối liên kết vùng giữa các hiệp hội, ngành hàng. Từ đó, tạo mối giao lưu, liên kết giữa các hiệp hội cùng ngành hàng và các hiệp hội khác ngành hàng của các tỉnh, thành nhằm hình thành chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào, tạo sản phẩm công nghiệp có hàm lượng chất xám cao phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ, hiệu quả của Nhà nước thông qua việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách để các địa phương có thể liên kết phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, đặc biệt chú trọng đầu tư cho khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng và các chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ./.
Trên cơ sở thảo luận, đánh giá tình hình hoạt động của ngành công thương năm 2014 và 7 tháng đầu năm 2015, hội nghị đã thống nhất với các chỉ tiêu phấn đấu của ngành công thương các tỉnh, thành phố khu vực trong năm 2015 là: tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao hơn so với mức tăng bình quân chung của cả nước; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của khu vực tăng 14,75% so với năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 10,84% (cao hơn mức tăng 10% của cả nước). Để đạt các chỉ tiêu này, một trong những giải pháp hàng đầu là phải đẩy mạnh hoạt động liên kết, hợp tác phát triển ngành công thương khu vực theo hướng bền vững.
Trong lĩnh vực công nghiệp, thời gian tới, hoạt động liên kết, hợp tác giữa các Sở Công Thương sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng chuyển từ gia công chế biến sang sản xuất toàn bộ và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên có lợi thế cạnh tranh và sử dụng nguyên liệu tại chỗ, đóng góp lớn cho tăng trưởng công nghiệp. Cùng với đó, tăng cường liên kết, hợp tác trong đầu tư xây dựng các công trình điện, triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, công tác khuyến công, hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp; tạo điều kiện phát triển các ngành nghề mới ở nông thôn để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, hỗ trợ tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Trong lĩnh vực thương mại, các chương trình liên kết, hợp tác ưu tiên cho hoạt động thúc đẩy phát triển sản xuất phục vụ thị trường trong nước gắn với đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hỗ trợ doanh nghiệp các địa phương mở rộng mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Lãnh đạo các Sở Công Thương cũng nhất trí sẽ xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác quản lý, trao đổi thông tin trong công tác bình ổn thị trường, giá cả; mời gọi đầu tư, thương mại điện tử, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu; liên kết phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng các chương trình kết nối đưa hàng hóa vào các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống.
Theo Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động của ngành công thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, năm 2014 và 7 tháng đầu năm 2015, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có bước phát triển với tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp toàn khu vực đạt 11,38%; quy mô sản xuất được mở rộng; cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng. Các Sở Công Thương tăng cường trao đổi thông tin, đẩy mạnh thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển Công Thương giữa các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam giai đoạn 2010-2015.
Mạng lưới kinh doanh tiếp tục được mở rộng từ thành thị đến nông thôn với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn khu vực tăng 11,8%, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (10,6%). Các Sở Công Thương đẩy mạnh hợp tác, trao đổi kinh nghiệm thực hiện các chương trình bình ổn giá, đưa hàng Việt về nông thôn; tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu giữa các tỉnh, thành để tiêu thụ các mặt hàng nông - thủy sản chủ lực của các địa phương. Điển hình như Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã triển khai 5 dự án phát triển hệ thống phân phối, liên kết sản xuất, ứng vốn khoảng 900 tỷ đồng và tiêu thụ sản phẩm của các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm khoảng 700 tỷ đồng,…
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã nêu một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động liên kết, hợp tác phát triển ngành công thương các tỉnh, thành phía Nam trong thời gian tới. Đó là:
- Bộ Công Thương và các bộ, ngành trung ương có liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện giúp ngành công thương các địa phương trao đổi thông tin, kinh nghiệm về xây dựng chính sách thu hút đầu tư; quản lý, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp; hoạt động khuyến công; lập quy hoạch, định hướng phát triển ngành công thương; xúc tiến thương mại,...
- Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương và các địa phương trong phát triển các doanh nghiệp ngành cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản; hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thị trường; đấu tranh công các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm,…
- Nghiên cứu, ban hành cơ chế phối hợp giữa các Sở Công Thương. Các Sở Công Thương phải đưa việc hợp tác, liên kết vùng vào các quy hoạch, chính sách phát triển ngành của mỗi địa phương; đồng thời phải tuân thủ nghiêm túc quy hoạch vùng và tham khảo ý kiến của các Sở Công Thương trong khu vực trong quá trình xây dựng quy hoạch.
- Các Sở Công Thương trong khu vực cần tăng cường phối hợp với nhau trong giải quyết các vấn đề chung mà từng địa phương không thể giải quyết triệt để như xử lý ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp, ứng phó với tác động của tình trạng biến đổi khí hậu,…
- Có cơ chế thúc đẩy phát triển mối liên kết vùng giữa các hiệp hội, ngành hàng. Từ đó, tạo mối giao lưu, liên kết giữa các hiệp hội cùng ngành hàng và các hiệp hội khác ngành hàng của các tỉnh, thành nhằm hình thành chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào, tạo sản phẩm công nghiệp có hàm lượng chất xám cao phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ, hiệu quả của Nhà nước thông qua việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách để các địa phương có thể liên kết phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, đặc biệt chú trọng đầu tư cho khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng và các chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ./.
Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại  (31/08/2015)
Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam  (31/08/2015)
Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam  (31/08/2015)
Việt Nam-Venezuela tăng hợp tác song phương, mở rộng đầu tư  (30/08/2015)
Kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 02-9 tại một số nước  (30/08/2015)
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng  (30/08/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên