Thủ tướng dự Đối thoại với Câu lạc bộ Doanh nhân ASEAN
22:51, ngày 08-08-2015
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 08-8-2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự Đối thoại với các thành viên của Câu lạc bộ Doanh nhân ASEAN và một số tập đoàn kinh tế lớn của Malaysia.
Đây là dịp để các doanh nghiệp ASEAN nói chung, các doanh nghiệp của Malaysia nói riêng và Chính phủ Việt Nam cùng trao đổi những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách, những cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Trước các thành viên của Câu lạc bộ Doanh nhân ASEAN và một số tập đoàn kinh tế lớn của Malaysia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết hiện nay Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng cao hơn và kiềm soát lạm phát tốt hơn.
Năm 2014, GDP của Việt Nam tăng gần 6%; trong 6 tháng đầu năm 2015, con số này tăng gần 6,3%. Dự báo năm 2015, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,5%, nếu đạt được mức tăng này thì đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 đến nay. Cùng với đó, đời sống của 90 triệu người dân Việt Nam không ngừng được nâng lên; sức mua ngày càng tăng, với GDP bình quân năm 2015 ước đạt 2.200 USD (tính theo ngang giá sức mua PPP đạt trên 5.600 USD); kim ngạch thương mại trong 5 năm (2011-2015) tăng bình quân mỗi năm khoảng 15%, trong đó năm 2015 kim ngạch thương mại của Việt Nam dự kiến sẽ đạt khoảng 350 tỉ USD.
Hiện Việt Nam đang hết sức quan tâm hoàn thiện và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của nền kinh tế bằng các giải pháp đồng bộ, toàn diện, trong đó có tập trung tái cơ cấu kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của cả nền kinh tế, của doanh nghiệp, của sản phẩm hàng hóa Việt Nam; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, hiệu quả; tập trung cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng và hạ tầng đô thị với các hình thức, đặc biệt là hình thức hợp tác công - tư; tập trung cho phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho các nhu cầu phát triển.
Đây được xác định là một khâu đột phá và Chính phủ Việt Nam tiếp tục dành nguồn lực thỏa đáng cũng như vận dụng cơ chế thị trường để thu hút các nguồn lực đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực. Trong tái cơ cấu kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh “trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu tín dụng và hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Trong vài năm tới, Việt Nam sẽ tập trung tái cơ cấu mạnh mẽ các tập đoàn, các tổng công ty lớn của Nhà nước. Việt Nam rất hoan nghênh các bạn tham gia vào tiến trình tái cơ cấu này”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định việc Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN - 2015 và triển vọng ký kết, triển khai thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với các tiêu chuẩn cao như Hiệp định FTA với Liên minh châu Âu (EV FTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP trong 2015 sẽ là những bước chuyển đổi quan trọng để môi trường kinh doanh Việt Nam phù hợp với các nguyên tắc thị trường và chuẩn mực quốc tế trong thời gian tới. Theo đó, Việt Nam sẽ có quan hệ thương mại tự do với 55 quốc gia, đối tác, trong đó có 15 thành viên G20 và sẽ là cửa ngõ quan trọng để doanh nghiệp tiếp cận các thị trường rộng lớn trên toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh những văn bản pháp lý quan trọng của Việt Nam như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp cũng như các văn bản pháp luật khác đã được sửa đổi và có hiệu lực vào năm 2015 sẽ góp phần tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thời gian tới. Các doanh nghiệp đến Việt Nam sẽ có môi trường đầu tư minh bạch, rõ ràng theo chuẩn mực và thông lệ quôc tế.
Tại Đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu bật những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Malaysia trong hơn 40 năm qua; khẳng định quan hệ hai nước đã và đang phát triển tốt đẹp đi vào chiều sâu và thực chất của quan hệ đối tác tin cậy. Malaysia là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam về đầu tư, thương mại và du lịch.
Malaysia hiện nay đứng thứ 8 trên tổng số 103 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam, với gần 500 dự án có tổng vốn khoảng 11 tỉ USD. Malaysia là 1 trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Malaysia là thị trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Tổng kim ngạch hai chiều trong giai đoạn 2009-2014 đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 20%/năm với giá trị tăng gần gấp đôi từ 4,1 tỉ USD năm 2009 lên 8,124 tỉ USD năm 2014.
“Tôi cho rằng kết quả tích cực nêu trên là sự nỗ lực chung của hai bên, nhưng tiềm năng hợp tác của hai nước còn rất lớn.Trong chuyến thăm này, tôi và Thủ tướng Malaysia có cuộc hội đàm rất thành công và đã ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Đây là nền tảng quan hệ mới, trên tầm cao mới của quan hệ chính trị, hữu nghị, tin cậy tốt đẹp, mở ra cơ hội thuận lợi, to lớn cho sự hợp tác thành công của doanh nghiệp hai nước, những doanh nghiệp năng động của Cộng đồng ASEAN”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn hoan nghênh, chào đón và sẽ tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Malaysia, các nhà đầu tư của ASEAN cũng như các nhà đầu tư nước ngoài nói chung tìm kiếm cơ hội, thúc đẩy hợp tác đầu tư, trao đổi thương mại và làm ăn hiệu quả, lâu dài tại Việt Nam.
Tại Đối thoại, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã trao đổi cởi mở những vấn đề mà các doanh nghiệp ASEAN và doanh nghiệp của Malaysia quan tâm liên quan cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam; các giải pháp cụ thể về tái cơ cấu doanh nghiệp; chính sách phát triển khối doanh nghiệp tư nhân; việc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu lao động cho các nhà đầu tư; việc phát triển thị trường vốn, liên kết thị trường vốn; cơ chế thúc đẩy hợp tác công - tư; việc đảm bảo sự ổn định tỷ giá./.
Năm 2014, GDP của Việt Nam tăng gần 6%; trong 6 tháng đầu năm 2015, con số này tăng gần 6,3%. Dự báo năm 2015, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,5%, nếu đạt được mức tăng này thì đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 đến nay. Cùng với đó, đời sống của 90 triệu người dân Việt Nam không ngừng được nâng lên; sức mua ngày càng tăng, với GDP bình quân năm 2015 ước đạt 2.200 USD (tính theo ngang giá sức mua PPP đạt trên 5.600 USD); kim ngạch thương mại trong 5 năm (2011-2015) tăng bình quân mỗi năm khoảng 15%, trong đó năm 2015 kim ngạch thương mại của Việt Nam dự kiến sẽ đạt khoảng 350 tỉ USD.
Hiện Việt Nam đang hết sức quan tâm hoàn thiện và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của nền kinh tế bằng các giải pháp đồng bộ, toàn diện, trong đó có tập trung tái cơ cấu kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của cả nền kinh tế, của doanh nghiệp, của sản phẩm hàng hóa Việt Nam; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, hiệu quả; tập trung cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng và hạ tầng đô thị với các hình thức, đặc biệt là hình thức hợp tác công - tư; tập trung cho phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho các nhu cầu phát triển.
Đây được xác định là một khâu đột phá và Chính phủ Việt Nam tiếp tục dành nguồn lực thỏa đáng cũng như vận dụng cơ chế thị trường để thu hút các nguồn lực đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực. Trong tái cơ cấu kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh “trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu tín dụng và hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Trong vài năm tới, Việt Nam sẽ tập trung tái cơ cấu mạnh mẽ các tập đoàn, các tổng công ty lớn của Nhà nước. Việt Nam rất hoan nghênh các bạn tham gia vào tiến trình tái cơ cấu này”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định việc Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN - 2015 và triển vọng ký kết, triển khai thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với các tiêu chuẩn cao như Hiệp định FTA với Liên minh châu Âu (EV FTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP trong 2015 sẽ là những bước chuyển đổi quan trọng để môi trường kinh doanh Việt Nam phù hợp với các nguyên tắc thị trường và chuẩn mực quốc tế trong thời gian tới. Theo đó, Việt Nam sẽ có quan hệ thương mại tự do với 55 quốc gia, đối tác, trong đó có 15 thành viên G20 và sẽ là cửa ngõ quan trọng để doanh nghiệp tiếp cận các thị trường rộng lớn trên toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh những văn bản pháp lý quan trọng của Việt Nam như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp cũng như các văn bản pháp luật khác đã được sửa đổi và có hiệu lực vào năm 2015 sẽ góp phần tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thời gian tới. Các doanh nghiệp đến Việt Nam sẽ có môi trường đầu tư minh bạch, rõ ràng theo chuẩn mực và thông lệ quôc tế.
Tại Đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu bật những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Malaysia trong hơn 40 năm qua; khẳng định quan hệ hai nước đã và đang phát triển tốt đẹp đi vào chiều sâu và thực chất của quan hệ đối tác tin cậy. Malaysia là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam về đầu tư, thương mại và du lịch.
Malaysia hiện nay đứng thứ 8 trên tổng số 103 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam, với gần 500 dự án có tổng vốn khoảng 11 tỉ USD. Malaysia là 1 trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Malaysia là thị trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Tổng kim ngạch hai chiều trong giai đoạn 2009-2014 đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 20%/năm với giá trị tăng gần gấp đôi từ 4,1 tỉ USD năm 2009 lên 8,124 tỉ USD năm 2014.
“Tôi cho rằng kết quả tích cực nêu trên là sự nỗ lực chung của hai bên, nhưng tiềm năng hợp tác của hai nước còn rất lớn.Trong chuyến thăm này, tôi và Thủ tướng Malaysia có cuộc hội đàm rất thành công và đã ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Đây là nền tảng quan hệ mới, trên tầm cao mới của quan hệ chính trị, hữu nghị, tin cậy tốt đẹp, mở ra cơ hội thuận lợi, to lớn cho sự hợp tác thành công của doanh nghiệp hai nước, những doanh nghiệp năng động của Cộng đồng ASEAN”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn hoan nghênh, chào đón và sẽ tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Malaysia, các nhà đầu tư của ASEAN cũng như các nhà đầu tư nước ngoài nói chung tìm kiếm cơ hội, thúc đẩy hợp tác đầu tư, trao đổi thương mại và làm ăn hiệu quả, lâu dài tại Việt Nam.
Tại Đối thoại, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã trao đổi cởi mở những vấn đề mà các doanh nghiệp ASEAN và doanh nghiệp của Malaysia quan tâm liên quan cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam; các giải pháp cụ thể về tái cơ cấu doanh nghiệp; chính sách phát triển khối doanh nghiệp tư nhân; việc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu lao động cho các nhà đầu tư; việc phát triển thị trường vốn, liên kết thị trường vốn; cơ chế thúc đẩy hợp tác công - tư; việc đảm bảo sự ổn định tỷ giá./.
Gặp mặt 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2015  (08/08/2015)
Diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2015  (08/08/2015)
Malaysia sẽ tổ chức Hội nghị AIPA vào đầu tháng 9-2015  (08/08/2015)
Làn sóng trẻ em một mình vượt biển di cư sang châu Âu  (08/08/2015)
Ấn Độ chia sẻ quan ngại với ASEAN trước hành động của Trung Quốc  (08/08/2015)
Angola muốn Việt Nam hỗ trợ bảo đảm an ninh lương thực  (08/08/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam