Làn sóng trẻ em một mình vượt biển di cư sang châu Âu
22:39, ngày 08-08-2015
Ngày càng có nhiều trẻ em di cư một mình sang châu Âu bằng đường biển, không có cha mẹ đi cùng trên những chuyến tàu vượt Địa Trung Hải, rời bỏ quê hương trong nghèo đói, chiến tranh và bạo lực, rời bỏ cả gia đình để sang châu Âu kiếm tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo ước tính của tổ chức nhân đạo Save the Children, kể từ đầu năm đến nay, đã có 8.600 trẻ em được cứu trên các chuyến tàu trên biển và được đưa tới các trại tiếp nhận trên đất Italy. Trong số này có khoảng 5.800 trẻ không có người lớn đi cùng.
Hầu hết trong số này đang tìm kiếm cơ hội để có việc làm hoặc đoàn tụ với gia đình hoặc bạn bè của mình ở các nước châu Âu. Tuy nhiên, do quá trình làm thủ tục quá lâu ở Italy, những đứa trẻ này có nguy cơ rơi vào tay các tổ chức buôn người.
Bà Viviana Valastro - người chịu trách nhiệm về trẻ em di cư của Save the Children nói với Hãng tin độc lập Adn Kronos của Italy rằng, những đối tượng có nguy cơ cao nhất chính là những đứa trẻ đi một mình, đặc biệt là trẻ có quốc tịch Eritrea và Somalia.
"Những đứa trẻ này hầu như không muốn lăn tay, và như thế, chúng trở thành những người hầu như không tồn tại và có nguy cơ trở thành một món hàng với bất cứ ai, đặc biệt là bọn buôn người, những kẻ tổ chức các đường dây đưa người đến các nước châu Âu khác" - bà Viviana Valastro nói.
Theo bà Valastro, một khi cập bến Italy, những đứa trẻ này biết rất rõ chúng cần phải đến những đâu để tiếp tục chuyến đi của chúng tới Bắc Âu. "Hai điểm quan trọng trong hành trình là Rome và Milan", bà nói. "Bọn buôn người hoạt động rất mạnh ở các thành phố này, coi đây là các ga trung chuyển người di cư đến các nước khác."
Trong một tuần, những đứa trẻ này có thể được đưa đến những nơi chúng muốn, sau khi trả cho bọn buôn người một khoản tiền lớn, nhưng hầu hết số trẻ này đều không có tiền. Nguy cơ lớn là để có tiền trả cho chúng, những đứa trẻ phải chấp nhận lao động như nô lệ hoặc bị lạm dụng tình dục.
Save the Children đã ghi nhận một số trường hợp tương tự liên quan tới những thiếu niên Ai Cập. Theo bà Valastro, để tới được châu Âu, các gia đình Ai Cập đã vay nợ rất nhiều hoặc bán đi đất đai của mình để có tiền. Do đó, những đứa trẻ Ai Cập di chuyển đến châu Âu bằng đường biển "gánh trên vai mình trách nhiệm rất lớn là kiếm tiền trả lại cho cha mẹ."
Những đứa trẻ ấy đã bị những người khác đưa vào làm việc trong các chợ, các trang trại hoặc quán ăn, trạm rửa xe để làm việc với mức thu nhập chỉ vài ba euro mỗi ngày.
Kể từ đầu năm đến nay, đã có gần 90 người di cư được cứu trên biển và đưa vào các trại tiếp nhận ở Italy. Bộ Ngoại giao Italy ước đoán sẽ có chừng 150.000 người từ Bắc Phi tới Italy sau khi vượt biển Địa Trung Hải./.
Hầu hết trong số này đang tìm kiếm cơ hội để có việc làm hoặc đoàn tụ với gia đình hoặc bạn bè của mình ở các nước châu Âu. Tuy nhiên, do quá trình làm thủ tục quá lâu ở Italy, những đứa trẻ này có nguy cơ rơi vào tay các tổ chức buôn người.
Bà Viviana Valastro - người chịu trách nhiệm về trẻ em di cư của Save the Children nói với Hãng tin độc lập Adn Kronos của Italy rằng, những đối tượng có nguy cơ cao nhất chính là những đứa trẻ đi một mình, đặc biệt là trẻ có quốc tịch Eritrea và Somalia.
"Những đứa trẻ này hầu như không muốn lăn tay, và như thế, chúng trở thành những người hầu như không tồn tại và có nguy cơ trở thành một món hàng với bất cứ ai, đặc biệt là bọn buôn người, những kẻ tổ chức các đường dây đưa người đến các nước châu Âu khác" - bà Viviana Valastro nói.
Theo bà Valastro, một khi cập bến Italy, những đứa trẻ này biết rất rõ chúng cần phải đến những đâu để tiếp tục chuyến đi của chúng tới Bắc Âu. "Hai điểm quan trọng trong hành trình là Rome và Milan", bà nói. "Bọn buôn người hoạt động rất mạnh ở các thành phố này, coi đây là các ga trung chuyển người di cư đến các nước khác."
Trong một tuần, những đứa trẻ này có thể được đưa đến những nơi chúng muốn, sau khi trả cho bọn buôn người một khoản tiền lớn, nhưng hầu hết số trẻ này đều không có tiền. Nguy cơ lớn là để có tiền trả cho chúng, những đứa trẻ phải chấp nhận lao động như nô lệ hoặc bị lạm dụng tình dục.
Save the Children đã ghi nhận một số trường hợp tương tự liên quan tới những thiếu niên Ai Cập. Theo bà Valastro, để tới được châu Âu, các gia đình Ai Cập đã vay nợ rất nhiều hoặc bán đi đất đai của mình để có tiền. Do đó, những đứa trẻ Ai Cập di chuyển đến châu Âu bằng đường biển "gánh trên vai mình trách nhiệm rất lớn là kiếm tiền trả lại cho cha mẹ."
Những đứa trẻ ấy đã bị những người khác đưa vào làm việc trong các chợ, các trang trại hoặc quán ăn, trạm rửa xe để làm việc với mức thu nhập chỉ vài ba euro mỗi ngày.
Kể từ đầu năm đến nay, đã có gần 90 người di cư được cứu trên biển và đưa vào các trại tiếp nhận ở Italy. Bộ Ngoại giao Italy ước đoán sẽ có chừng 150.000 người từ Bắc Phi tới Italy sau khi vượt biển Địa Trung Hải./.
Thúc đẩy triển khai quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ đi vào chiều sâu, thiết thực và có hiệu quả. (07/08/2015)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Malaysia (07/08/2015)
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
- Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng